Một số nước châu Á tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng. Có nước đứng trước nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Ngày 3/6, Bộ Y tế Indonesia thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới 28.233 ca sau khi có 684 ca mắc trong 24 giờ qua, trong khi số ca tử vong lên tới 1.698 ca (35 ca mới). Cho đến nay, tổng số bệnh nhân phục hồi và xuất viện ở nước này là 8.406 người. Dịch bệnh đã lây lan tới 34 tỉnh, thành của Indonesia. Cơ quan chức năng Indonesia đang tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại những vùng dịch bệnh và kêu gọi người dân luôn đeo khẩu trang.

Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này ghi nhận 93 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 7.970 ca trong khi số ca tử vong là 115 ca.

Còn tại Philippines, Bộ Y tế thông báo có 751 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 19.748 ca. Số ca tử vong cũng tăng lên 974 ca sau khi có thêm 8 ca tử vong. Đến nay, số bệnh nhân phục hồi là 4.153  người.

Tương tự, ngày 3/6, Iran cho biết trong 24 giờ qua có 3.134 ca nhiễm và 70 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 160.696 ca và 8.012 ca tử vong. Iran đã áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc hồi cuối tháng Hai vừa qua. Kể từ cuối tháng Tư,  nước này bắt đầu nới lỏng dần các biện pháp hạn chế được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Thế giới hơn 6 triệu ca nhiễm covid-19Thế giới hơn 6 triệu ca nhiễm covid-19

Liên quan tới phát triển vaccine, giới chức Hà Lan ngày 3/6 cho biết Pháp, Đức, Italy và Hà Lan đã thành lập một liên minh để thúc đẩy nỗ lực sản xuất vaccine trên đất châu Âu nhằm ngăn ngừa virus SARS-CoV-2. Trong tuyên bố tại La Haye, Bộ Y tế Hà Lan nhấn mạnh 4 nền kinh tế lớn nhất châu lục đang hợp lực nghiên cứu các sáng kiến phát triển vaccine đầy triển vọng cũng như đang thảo luận với các công ty dược phẩm nhằm đảm bảo có đủ vaccine cho Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác, đặc biệt là các nước thu nhập thấp tại châu Phi.

Giới chức Hà Lan ngày 3/6 cho biết Pháp, Đức, Italy Hà Lan đã thành lập một liên minh để thúc đẩy nỗ lực sản xuất vắcxin "trên đất châu Âu" nhằm ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trong tuyên bố tại La Haye, Bộ Y tế Hà Lan nhấn mạnh 4 nền kinh tế lớn nhất châu lục "đang hợp lực" nghiên cứu các sáng kiến phát triển vắcxin đầy triển vọng cũng như đang thảo luận với các công ty dược phẩm nhằm đảm bảo có đủ vắcxin cho Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác," đặc biệt là các nước thu nhập thấp hơn tại châu Phi.

Mục tiêu của"Liên minh vắcxin" này là nhằm cho phép sản xuất vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2 ở bất kỳ nơi nào có thể tại châu Âu. Việc hợp tác 4 nước cùng với các công ty then chốt trong ngành dược phẩm được kỳ vọng sẽ có thể giúp gặt hái những kết quả tốt nhất và nhanh nhất từ những sáng chế vắcxin đầy tiềm năng.

Tuyên bố của Bộ Y tế Hà Lan cũng nêu rõ "Đức, Pháp, Italy và Hà Lan tin rằng một kết quả thành công đòi hỏi một chiến lược và nhiều vốn đầu tư chung."

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh châu Âu đang từng bước nới lỏng các biện pháp phong tỏa với việc Italy là nước đi đầu mở cửa biên giới cho người dân châu lục này.

Trong khi đó, Đức sẽ dỡ bỏ cảnh báo chung về việc đi lại vào ngày 15/6 tới và Hà Lan cũng lên kế hoạch thực hiện bước đi tương tự phù hợp với các chỉ dẫn của EU.

Brazil là nước ghi nhận số ca nhiễm mới trong 1 ngày cao nhất thế giới với 27.263 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 lên 558.237. Đây là lần thứ 3 Brazil ghi nhận số ca mắc mới trong ngày trên 25.000 người. Số người tử vong do Covid-19 ở Brazil hiện là 31.309 trường hợp, cao thứ 4 thế giới sau Mỹ, Anh và Italia, tăng 1.232 ca trong 24 giờ qua, là ngày có số ca tử vong cao nhất kể từ khi Brazil ghi nhận trường hợp thiệt mạng đầu tiên do dịch Covid-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đã coi Mỹ Latinh là “vùng đỏ” lây truyền viurs SARS-CoV-2 trên thế giới và kêu gọi sự đoàn kết và hỗ trợ để các quốc gia trong khu vực này vượt qua đại dịch. 4 trong số 10 quốc gia trên toàn cầu có số ca mắc Covid-19 cao nhất nằm ở Mỹ Latinh - Giám đốc Lĩnh vực Khẩn cấp của WHO Michael Ryan cho hay. Không chỉ có Brazil, PeruChile đang phải chịu mức tăng các ca mắc Covid-19 cao nhất hàng ngày. Tương tự, Argentina, Bolivia, ColombiaHaiti cũng đang chứng kiến dữ liệu các ca bệnh mới tăng vọt, chưa có dấu hiệu ngừng.

Sau 3 tháng phong tỏa nhằm khống chế COVID-19, ngày 3/6, người dân Italy đã được phép đi lại tự do trở lại giữa các vùng trên phạm vi toàn quốc mà không cần phải khai báo lý do, đồng thời chính quyền nước này cũng đã cho phép mở cửa trở lại đối với công dân, khách du lịch đến từ các nước thuộc châu Âu. Cụ thể, khách du lịch châu Âu đến Italy hiện không còn phải bị cách ly trừ khi họ vừa đến thăm một châu lục khác gần đây.

Tại Anh, giới chức sân bay thành phố London cho biết sẽ mở lại sân bay này vào cuối tháng 6. Các chuyến bay nội địa sẽ được khôi phục trước tiên, sau đó các chuyến bay quốc tế sẽ được nối lại vào đầu tháng 7. Để đảm bảo an toàn, những người đi và đến sân bay sẽ phải đo nhiệt độ, trong khi nhân viên phải đeo khẩu trang. Các hành khách cũng sẽ phải tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. Sân bay thành phố London đã ngừng hoạt động vào ngày 25/3, hai ngày sau khi Anh áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng đang nỗ lực để dần bắt đầu đón lại du khách từ ngày 22/6 tới. Theo giới chức Tây Ban Nha, các du khách đến từ những nước được cho là an toàn hơn trong cuộc chiến chống COVID-19 có thể đến nước này. Trước đó, Madrid dự định sẽ mở lại biên giới để đón khách du lịch vào ngày 1/7.

Bỉ cũng thông báo sẽ mở lại các quán bar, nhà hàng và các lĩnh vực phục vụ đời sống văn hóa và xã hội từ ngày 8/6 tới. Tuy nhiên, các hộp đêm vẫn phải đóng cửa. Bên cạnh đó, người dân Bỉ cũng được phép gặp gỡ nhiều người hơn, khi chính phủ hủy bỏ quy định tụ tập không quá 4 người. Đầu tháng 5 vừa qua, Bỉ đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa, và quyết định mở lại biên giới với các nước.

Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc dự kiến tổ chức vào tháng 9/2020 tại thành phố Leipzig của Đức đã bị hoãn do tình hình đại dịch Covid-19.

Đây là thông báo của người phát ngôn chính phủ Đức, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, tối ngày 3/6. Thông tin trên được người phát ngôn của chính phủ Đức, Steffen Seibert đưa ra trong tối ngày 3/6. Theo ông Seibert, quyết định hoãn Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc được đưa ra sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel có các cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel.

Các bên thống nhất rằng Hội nghị Thượng đỉnh này không thể diễn ra vào thời điểm dự kiến là tháng 9 tới, tại thành phố Leipzig của Đức do đại dịch Covid-19 hiện nay trên thế giới vẫn đang phức tạp. Tuy nhiên, EU và Trung Quốc sẽ lên lịch vào một thời điểm khác và sẽ sớm công bố chi tiết.

 Trang Nguyễn