Tuy nhiên, ngày 27/4, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định trong một cuộc họp báo rằng, đại dịch Covid-19 "còn lâu mới kết thúc". Ông Tedros cho biết WHO "tiếp tục lo ngại xu hướng gia tăng các ca mắc mới tại châu Phi, Đông Âu, Mỹ Latin và một số quốc gia châu Á". 

Tính đến sáng 28/4, Việt Nam đã có 12 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, tổng số giữ nguyên 270 ca mắc, tuy nhiên người dân không nên chủ quan để bảo vệ "thành quả", tiếp tục thực hiện tốt phòng bệnh.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 45.466 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.459, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 36.684 trường hợp.

Tại Đông Nam Á, Singapore vẫn là ổ dịch lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, trong 24h qua, số ca mắc mới ở nước này đã giảm so với 1 ngày trước đó khi ghi nhận thêm 799 ca, nâng tổng số ca lên 14.423. IndonesiaPhilippines tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức 3 con số, lần lượt là 214 và 198 trường hợp. Indonesia hiện có 9.096 ca mắc Covid-19 với 765 ca tử vong, trong khi Philippines có 7.777 người mắc Covid-19 và 511 người tử vong vì dịch bệnh này.

Thế giới đã ghi nhận hơn 3 triệu ca nhiễm covid-19Thế giới đã ghi nhận hơn 3 triệu ca nhiễm covid-19

Tuy nhiên, MalaysiaThái Lan đều chứng kiến số ca mắc Covid-19 mới giảm. Malaysia ghi nhận thêm 40 ca mới trong 24h trong khi con số này ở Thái Lan chỉ là 9 ca.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 5h30 sáng 28/4 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 ở châu Phi đã lên tới 33.839 trường hợp, trong đó có 1.464 ca tử vong.

Nam Phi hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ đại dịch COVID-19 ở châu Phi với 4.793 ca hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, tiếp đó là các quốc gia Bắc Phi như Ai Cập (4.782 trường hợp), Maroc (4.120 trường hợp) và Algeria (3.517 trường hợp).

ACDC đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa COVID-19 tại các quốc gia trong châu lục nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.

Sau khi ghi nhận thêm hơn 20.000 ca mắc Covid-19, tổng số ca trên toàn nước Mỹ đã vượt mốc 1 triệu ca, chiếm 1/3 số ca trên toàn thế giới. Trong khi đó, với 1.182 ca tử vong trong 24h qua, Mỹ hiện có 56.595 người chết vì Covid-19.

Dù vậy, một số bang ở Mỹ đã bắt đầu mở cửa trở lại. Bang Georgia bắt đầu để người dân ăn uống trong các nhà hàng và xem phim tại các rạp từ ngày 27/4, trong khi các bang như Minnesota và Mississippi đã thực hiện các bước nhằm dỡ bỏ các lệnh hạn chế trong dịch Covid-19 bất chấp các chuyên gia cảnh báo còn quá sớm để làm vậy. Tại Ohio, Thống đốc Mike DeWine đã phác thảo "những bước đầu tiên" nhằm mở cửa trở lại các ngành kinh tế của bang này.

Tại Tây Ban Nha, số ca mắc mới và số ca tử vong đều theo chiều hướng giảm trong những ngày qua. Tây Ban Nha ghi nhận thêm 2.793 ca mắc Covid-19 mới trong 1 ngày, nâng tổng số ca tại tâm dịch thứ hai trên thế giới lên 229.422. Số ca tử vong ở quốc gia này hiện là 23.521.

Các nhà chức trách Tây Ban Nha đã thận trọng chuẩn bị các biện pháp nhằm nới lỏng một số lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ngày 27/4 sau khi trẻ em được phép ra ngoài lần đầu tiên trong 6 tuần.

Dịch Covid-19 cũng có những tín hiệu khả quan ở Italy khi trong 24h qua, nước này ghi nhận 1.739 ca dương tính với SARS-CoV-2 và 333 người tử vong vì chủng virus này. Số ca mắc Covid-19 trên toàn Italy hiện là 199.411 với 26.977 ca tử vong. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte hôm 26/4 đã vạch ra thời hạn ngày 4/5 để bắt đầu giảm bớt dần các lệnh hạn chế nghiêm ngặt trong dịch Covid-19.

Đáng chú ý, số ca mắc mới ở Đức đã giảm xuống 3 con số là 664 ca và số ca tử vong mới ghi nhận cũng chỉ ở mức 2 con số với 85 trường hợp. Đến nay, Đức có 158.434 ca mắc Covid-19 và 6.061 trường hợp tử vong vì dịch bệnh này.

Vương quốc Anh là quốc gia ghi nhận số ca mắc trong ngày cao nhất châu Âu với 4.309 ca, nâng tổng số ca Covid-19 trên toàn quốc lên 157.149 với 21.092 ca tử vong.

Sau khi vượt Trung Quốc về số ca mắc, trong 24h qua, Nga ghi nhận số ca mắc mới cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ với 6.198 ca, nâng tổng số ca trên toàn nước Nga lên 87.147, trong đó 794 người tử vong.

Khu vực Trung Đông cũng chứng kiến số ca mắc và số ca tử vong giảm dần, trong khi một số quốc gia bắt đầu tính đến việc nới lỏng một số lệnh hạn chế. Iran ghi nhận số ca mắc mới trong ngày ở mức 3 con số với 991 ca, và 96 ca tử vong. Hiện nước này có 91.472 người mắc Covid-19 và 5.806 người chết vì dịch bệnh này.

Sau khi chứng kiến số ca mắc gia tăng nhanh chóng trong thời gian qua, Thổ NhĩKỳ hiện là ổ dịch lớn thứ 7 thế giới. Tuy nhiên số ca mắc mới trong ngày tại nước này cũng đang có chiều hướng giảm. Trong 1 ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ có thêm 2.131 ca mắc Covid-19 và 95 ca tử vong.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết nhiều quốc gia tại châu Âu, châu Mỹ đang có nhu cầu nhập khẩu khẩu trang, thiết bị phòng, chống dịch để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ví dụ, riêng thị trường Mỹ đang có nhu cầu nhập khoảng 500 triệu khẩu trang N95, 200 triệu khẩu trang các loại, 1.000 máy trợ thở, 1 tỉ găng tay, 100 triệu bộ áo choàng y tế...

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 27/4 đã mở cuộc điều tra đối với quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), yêu cầu Bộ Ngoại giao trong vòng 1 tuần phải cung cấp thông tin liên quan đến quyết định này giữa lúc thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19.

Ủy ban trên đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp danh sách tất cả các cuộc thảo luận kể từ tháng 12/2018 về vấn đề tài trợ cho WHO và chuyển những đánh giá chưa qua chỉnh sửa về tác động của quyết định này đối với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

 Trang Nguyễn