Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Toàn cảnh dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 14/6: Hơn 7,8 triệu ca nhiễm, hơn 400 nghìn ca đã tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 14/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 7.849.069 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó số ca tử vong là 431.550. Diễn biến mới đáng lưu ý là Trung Quốc phải đóng cửa chợ bán buôn lớn nhất Bắc Kinh sau khi phát hiện chùm ca bệnh mới ở đây.

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 121.976 người mắc COVID-19 và 3.861 người tử vong. Nước có số ca mắc nhiều nhất trong 24 giờ qua là Mỹ với 24.068 ca. Tiếp đó là Brazil với 20.612 ca, Ấn Độ với 12.023 ca. Các nước còn lại đều ghi nhận dưới 10.000 ca mắc trong 24 giờ qua.

Số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất được ghi nhận ở Brazil với 819 ca, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 42.720 ca. Đứng thứ hai là Mỹ với 670 ca, tiếp đó là Mexico với 504 ca tử vong trong 24 giờ qua.

Châu Á

Ngày 13/6, chợ bán buôn lớn nhất ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã đóng cửa để khử trùng sau khi các nhân viên làm việc tại đây và những khu vực xung quanh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Nhà chức trách y tế đã xét nghiệm tất cả các nhân viên tại chợ Tân Phát Địa ở quận Phong Đài, sau khi phát hiện các ca mắc mới ngày 11 và 12/6 đã từng tới khu chợ này. Khu chợ có tổng diện tích khoảng 112 ha với 1.500 nhân viên quản lý và trên 4.000 chủ sạp, chuyên cung cấp buôn các mặt hàng rau, quả, thịt. Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, chính quyền thành phố đã cho lập các điểm phân phối đặc biệt hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ.

Bản tin lúc 6h ngày 14/6 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã 59 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Nam phi công người Anh- bệnh nhân 91 đã chính thức ngưng thở máy, tự thở qua ống mở khí quản, ngưng 1 loại kháng sinh, tự thở được 24h

Tổng số ca mắc: Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 14/6: tròn 59 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Cũng theo ông Wirawan, Chính phủ Indonesia đã hỗ trợ các nghiên cứu sản xuất máy thở để đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo dự báo, Indonesia cần ít nhất 70.000 máy thở để điều trị bệnh nhân COVID-19, trong khi các bệnh viện trên khắp cả nước hiện chỉ có khoảng 7.000 máy.

Tuy nhiên, ông Hun Sen cũng lạc quan rằng kinh tế Campuchia sẽ phục hồi trở lại ở mức 3,5% trong năm 2021 nhờ sự hồi phục dần dần của kinh tế toàn cầu và nhu cầu bên ngoài.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo này nhận định, lạm phát ở Campuchia dự đoán sẽ ở mức có thể kiểm soát được là 2,8% trong năm 2020 và tăng nhẹ lên 3,1% năm 2021 do giá dầu quốc tế được cho là sẽ tăng.Theo thống kê từ ngày 31/5-11/6, tức là trong vòng 11 ngày, số trường hợp mắc COVID-19 ở châu Phi đã tăng từ 147.600 lên khoảng 216.800, tương đương gần 48%Theo thống kê từ ngày 31/5-11/6, tức là trong vòng 11 ngày, số trường hợp mắc COVID-19 ở châu Phi đã tăng từ 147.600 lên khoảng 216.800, tương đương gần 48%

Về du lịch quốc tế, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan ngày 12/6 đã thông qua trên nguyên tắc đề xuất của Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul về “bong bóng du lịch” với những nước và vùng lãnh thổ đã chứng tỏ được họ có thể kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Dự kiến, đề xuất cuối cùng về "bong bóng du lịch" sẽ được CCSA xem xét trong cuộc họp vào ngày 17/6 tới.

Theo thông báo của Bộ Y tế Singapore, ngày 13/6, nước này đã ghi nhận 347 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên thành 40.197 người. Tổng số ca tử vong là 25 người.

Trong số các ca nhiễm mới, có 5 ca lây nhiễm trong cộng đồng, số còn lại sống trong các khu lao động nước ngoài đã được khoanh vùng cách ly.

Cho đến nay, Singapore đã có 28.040 người được chữa khỏi bệnh và xuất viện.

Trong ngày 13/6, Ấn Độ đã ghi nhận 12.023 người nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 321.626 ca và khiến Ấn Độ vượt Anh trở thành nước có số ca mắc cao thứ 4 thế giới. Trong số đó, có 9.205 người tử vong.

Châu Âu và các nước khác

Ngày 13/6, Bộ Y tế liên bang Đức công bố nước này cùng với Pháp, Italy và Hà Lan đã ký hợp đồng đầu tiên với công ty dược phẩm AstraZeneca, nhằm cung cấp ít nhất 300 triệu liều vắc-xin ngừa virus SARS-CoV-2 cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Bộ Y tế Đức cho biết, hợp đồng phát triển vắc-xin có liên quan đến dự án phát triển vắc-xin phòng dịch COVID-19 mang tên AZD1222 do AstraZeneca cùng Đại học Oxford nghiên cứu và phát triển, đang được thử nghiệm trong một nghiên cứu lớn. Theo một thông báo gần đây của AstraZeneca, công ty này dưới danh nghĩa khác cũng đã ký kết các thỏa thuận tương tự với Vương quốc Anh và Mỹ.

Truyền thông Đức dẫn lời Bộ Y tế Liên bang Jens Spahn cho biết: "Nhiều quốc gia trên thế giới đã bảo đảm có vắc-xin nhưng Châu Âu vẫn chưa có". Theo ông, sự phối hợp và các hành động nhanh chóng của nhóm các quốc gia thành viên sẽ đem lại lợi ích cho công dân EU trong cuộc khủng hoảng.

Theo Bộ Y tế Đức, 4 quốc gia đã hợp tác để thành lập liên minh vắc-xin và đang thảo luận với một số công ty nghiên cứu vắc-xin đầy triển vọng. Tại hội nghị trực tuyến của các Bộ trưởng y tế EU trong ngày, đại diện y tế các nước cũng đã đồng ý kết hợp các hoạt động của liên minh vắc-xin với các hoạt động của Ủy ban EU.
Với cố ca mắc mới trên, tính tới 6 giờ sáng 14/6 (giờ Việt Nam), Brazil có tổng cộng 850.514 ca mắc COVID-19, trong đó 42.720 ca tử vong.

Chuyên gia hàng đầu của WHO Mike Ryan nhận định tình hình hiện nay ở Brazil, một trong những điểm nóng trên bản đồ COVID-19 hiện tại, ngày càng trở nên đáng quan ngại ở khu vực các thành phố. Theo ông Ryan, hệ thống y tế Brazil vẫn đang ứng phó được dịch, dù một số khoa điều trị tích cực đang chịu áp lực lớn với hơn 90% số giường đều có bệnh nhân.
Theo thống kê cập nhật, Brazil hiện là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về số ca mắc COVID-19, sau Mỹ.

Chính phủ Venezuela đã quyết định gia hạn thêm một tháng "tình trạng báo động" được tuyên bố hồi giữa tháng 3 nhằm ngăn chặn COVID-19.

Thông cáo đăng trên tờ Công báo của Venezuela nhấn mạnh do bối cảnh trật tự xã hội có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng và an toàn của người dân, chính phủ quyết định gia hạn 30 ngày "tình trạng báo động", biện pháp tạo cơ sở pháp lý để kéo dài lệnh cách ly xã hội.

Đây là lần thứ 3 chính phủ Venezuela gia hạn biện pháp này sau khi đã thử nghiệm linh hoạt các biện pháp giãn cách xã hội từ hôm 1/6. "Tình trạng báo động" là một biện pháp để trao quyền đặc biệt giúp Tổng thống có thể thể ngay lập tức ra lệnh cách ly xã hội bắt buộc tại những khu vực bùng phát dịch bệnh.

Theo thống kê chính thức, đến nay Venezuela đã ghi nhận 2.879 ca mắc COVID-19, trong đó có 23 trường hợp tử vong.
Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Yves Le Drian và Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner nhấn mạnh Pháp sẽ thực hiện lộ trình mở lại biên giới một cách hài hòa với các nước thành viên còn lại trong EU. Tuyên bố chung nêu rõ: "Việc mở cửa này sẽ diễn ra theo từng bước và sẽ có điều chỉnh tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh ở mỗi quốc gia, và theo các thỏa thuận sẽ được thống nhất ở cấp châu Âu vào thời điểm đó".

Châu Âu chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 khi gần 50% số ca tử vong trên thế giới được ghi nhận tại châu lục này. Tuy nhiên, đà lây lan chậm dần ở nhiều quốc gia vốn bị dịch bệnh hoành hành mạnh nhất, như Tây Ban Nha, Italy và Pháp, cho phép chính phủ các quốc gia này dỡ bỏ các hạn chế xã hội.
Nhiều quốc gia trong khu vực đang rơi vào tình trạng mất kiểm soát đối với COVID-19, đặc biệt là Ai Cập, Nam Phi và Nigeria. Ba nước hiện ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất châu lục, từ vài trăm cho đến vài nghìn ca nhiễm mới được ghi nhận sau 24 giờ.

Cụ thể, trong vòng 24 giờ qua, Nam Phi ghi nhận thêm 3.809 ca mắc và 69 ca tử vong; Ai Cập ghi nhận 1.677 ca mắc và 62 trường hợp tử vong. Theo thống kê từ ngày 31/5-11/6, tức là trong vòng 11 ngày, số trường hợp mắc COVID-19 ở châu Phi đã tăng từ 147.600 lên khoảng 216.800, tương đương gần 48%.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi

Hai bên nhất trí củng cố quan hệ truyền thống giữa hai Đảng, làm nền tảng phát triển cho quan hệ hai nước, thông qua duy trì các hoạt động nghiên cứu lý luận, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ đào tạo cán bộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3

Những ngày qua, bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía bắc nước ta. Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở nhiều tỉnh miền Bắc
Mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở nhiều tỉnh miền Bắc

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa có thông tin về tình hình mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái và Lào Cai (cập nhật đến ngày 9/9/2024).

Tông vào đống rơm trên đường, một người đàn ông tử vong
Tông vào đống rơm trên đường, một người đàn ông tử vong

Một người đàn ông ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh điều khiển xe máy trên đường về nhà thì tông phải đống rơm của người dân để trên đường dẫn đến tử vong.

Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại
Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại

Thành lập từ năm 1950 trải qua hơn 70 năm, Bánh mứt Đông Phương đã trở thành một thương hiệu yêu thích của người dân Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận. Vào mỗi mùa Trung thu, những vị khách háo hức đặt hàng từ rất sớm, xếp hàng dài trước Hiệu Bánh mứt Đông Phương, 172 Cầu Đất, thành phố Hải Phòng để sở hữu cho mình những chiếc bánh Trung thu Đông Phương.

Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng
Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 57.011 người và thân nhân người có công với cách mạng thuộc đối tượng trợ cấp ưu đãi thường xuyên trên địa bàn. Xác định được công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là trách nhiệm tình cảm và vinh dự, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên nên cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tích cực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa".