Tòa án cần có trách nhiệm tham gia thu thập chứng cứ
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 22/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sửa đổi. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Tòa án cần có trách nhiệm tham gia thu thập chứng cứ
Phát biểu ý kiến tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sửa đổi, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Tháp bày tỏ quan tâm đến nội dung quy định Tòa án thực hiện quyền tư pháp tại Khoản 1 Điều 3 của dự thảo Luật…
Cụ thể, khoản 1, Điều 3 dự thảo Luật quy định Tòa án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật; về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền giải thích áp dụng pháp luật và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, đây là vấn đề về rất lớn, phức tạp có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án và các cơ quan tư pháp khác nhưng chưa có sự thống nhất chung. Do vậy, đề nghị không quy định nội dung này vào trong dự thảo Luật.
Đặc biệt, liên quan đến nội dung về việc điều chỉnh nhiệm vụ của Tòa án trong thu thập chứng cứ mà rất nhiều đại biểu đã phát biểu, đại biểu Hòa bày tỏ thống nhất với quan điểm Tòa án cần có trách nhiệm tham gia thu thập chứng cứ với những trường hợp các bên không thu thập được.
Quan tâm đến quy định về Tòa án thực hiện thu thập chứng cứ, về tổ chức xét xử theo cấp xét xử hay địa giới hành chính, về tính độc lập trong xét xử…. đại biểu Lê Thanh Vân, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho rằng đây là những vấn đề lớn, ban soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tổ chức hội thảo chuyên sâu, bởi đây là một trong 3 yếu tố cấu thành thực hiện quyền tư pháp.
Đại biểu cho rằng, những vấn đề nêu trên liên quan đến mô hình tổ chức từ trên xuống dưới, do vậy cần rà soát những vấn đề lớn để thảo luận chuyên sâu.
Tòa án phải giải thích cả những tình huống pháp lý nếu có tranh chấp mà chưa có luật quy định
Tranh luận về quy định liên quan đến giải thích áp dụng pháp luật, đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho biết, dự thảo luật đã quy định, tòa án làm rõ trong bản án quyết định về nội dung được áp dụng trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể và tòa án phải giải thích cả những tình huống pháp lý nếu có tranh chấp mà chưa có luật quy định.
Đại biểu cho rằng, nếu có tranh chấp mà chưa có pháp luật quy định, khi người dân đề nghị tòa án giải quyết thì tòa án không được từ chối yêu cầu này. Như vậy, thẩm quyền giải thích áp dụng pháp luật của tòa hoàn toàn khác với thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tòa án chỉ giải thích những tình huống pháp lý, đưa ra xét xử. Tòa án có trách nhiệm phải giải thích cho người tiến hành, người tham gia tố tụng biết vì sao sử dụng luật nào, điều nào…
Về việc thu thập tài liệu, chứng cứ cho tòa án, đại biểu cho rằng, để giải quyết một vụ việc, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho tòa án không chỉ có nghĩa vụ, mà còn có quyền của đương sự. Việc đảm bảo quyền của đương sự, tôn trọng quyền định đoạt của đương sự là một nguyên tắc không nên bị lãng quên.
Độc lập trong xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính
Về đổi mới tòa sơ thẩm, phúc thẩm, đại biểu cho rằng việc thay đổi này đã đảm bảo nguyên tắc xét xử phúc thẩm, sơ thẩm. Ngay khi xét xử, tòa án nhân danh Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phải tòa án riêng của tỉnh hay huyện nào. Đại biểu cho rằng việc đổi mới tòa án theo sơ thẩm, phúc thẩm là hoàn toàn phù hợp, không có xung đột, mâu thuẫn gì với các quy định có liên quan.
Trao đổi với ý kiến đại biểu về quan điểm không nên đổi tên tòa án thành Tòa án Nhân dân sơ thẩm và Tòa án Nhân dân phúc thẩm, đại biểu Lê Xuân Thân cho rằng, độc lập trong xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính mới đảm bảo độc lập, khách quan. Tuy nhiên, dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn về nội dung này.
Đại biểu Lê Xuân Thân nhấn mạnh, việc điều chỉnh tên sơ thẩm và phúc thẩm thay cho cấp huyện, cấp tỉnh là một nội dung khó và thực hiện Nghị quyết số 49 năm 2005 của Bộ Chính trị và mới đây nhất là Nghị quyết 27 của Trung ương Đảng. Đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh nhằm đảm bảo độc lập về xét xử theo thẩm quyền của cơ quan tòa án, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, có như vậy mới đảm bảo tính nghiêm minh, công minh của tòa án, mới thực hiện được nhiệm vụ của Hiến pháp giao cho tòa án là bảo vệ công lý.
Theo đại biểu, Ban soạn thảo nên đưa vào các nội dung một cách cụ thể hơn, đó là sửa thẩm quyền của tòa án trong các luật tố tụng dân sự, hành chính và hình sự. Riêng hình sự không sửa thẩm quyền của Viện Kiểm sát và cơ quan điều tra. Đồng thời, lập Toản sơ thẩm không theo địa giới hành chính trên cơ sở tổng kết, đánh giá và xem xét lại hệ thống của tòa án cấp huyện hiện nay. Ngoài ra, tỉnh ủy, thành ủy thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với tòa án sơ thẩm; Tòa án nhân dân Tối cao vẫn quản lý tòa án địa phương về toàn bộ các công việc liên quan tới nhiệm vụ và vấn đề về tổ chức.
Đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định theo hướng tập trung năng lực cho xét xử sơ thẩm của tòa án sơ thẩm; không phân biệt thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp mà chỉ là thẩm phán.
PV (lược ghi)
Tin mới
Nam Định tiếp tục ban hành Công điện ứng phó lũ lớn
Ngày 12/9, UBND tỉnh Nam Định có Công điện về việc tập trung ứng phó lũ lớn, bảo đảm an toàn đê điều trên các sông trên địa bàn tỉnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên bà con thôn Làng Nủ
Ngày 12/9/2024, Đoàn công tác do đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên bà con Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).
Hải Phòng: Hỗ trợ đưa hơn 100 người dân sinh sống tại khu vực đê sông Lạch Tray đến nơi an toàn
Trong 2 ngày 10 và 11/9, Công an quận Lê Chân phối hợp với UBND các phường Vĩnh Niệm, Nghĩa Xá cùng các lực lượng địa phương đã khẩn trương di dời hơn 100 dân đang sinh sống tại khu vực ven đê sông Lạch Tray đến nơi an toàn để phòng, chống ngập lụt do ảnh hưởng xả lũ của các hồ chứa thượng lưu và ảnh hưởng triều cường, mưa lũ sau bão số 3 trên địa bàn quận Lê Chân.
Cập nhật thông tin về ảnh hưởng của bão số 3 đến vận hành và cấp điện tính đến sáng 12/9
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông tin cập nhật lúc 10h ngày 12/9 về ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt tại các tỉnh phía Bắc đến vận hành và cung cấp điện.
Hai trường hợp bị phạt hành chính do không chịu sơ tán đến nơi an toàn
Ngày 11/9, Công an huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết đã ra quyết định xử phạt 2 công dân không chấp hành quy định của pháp luật về thiên tai.
Cảnh báo Fanpage giả mạo để lừa đảo
Trước những ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là sau sự cố cầu Phong Châu bị gãy trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu, nhiều trang Fanpage giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lâm Thao đang kêu gọi ủng hộ vào tài khoản ngân hàng có tên của cá nhân là: Trang Thanh Lan. Do vậy, người dân cần cảnh giác, không chuyển tiền vào số tài khoản cá nhân trên trang fanpage giả mạo.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào