Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân, gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan; đồng thời báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Chính trị cho chủ trương về chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị trong dự thảo luật.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì hội nghị.
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì hội nghị.

Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (viết tắt là Luật Sĩ quan). 

Thực hiện kết luận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban soạn thảo tại hội nghị Ban soạn thảo lần 1 (ngày 21/6/2024), Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã chỉ đạo cơ quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Sĩ quan gửi Bộ Tư pháp thẩm định. 

Sau khi Bộ Tư pháp thẩm định, cơ quan đã kịp thời giải trình, tiếp thu hoàn thiện hồ sơ báo cáo thủ trưởng Bộ Quốc phòng trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Sĩ quan.

Ngày 6/7, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về đề nghị xây dựng dự án Luật Sĩ quan; trong đó cơ bản thống nhất với 3 chính sách theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.

Đồng thời Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ tám (tháng 10/2024).

Để bảo đảm tiến độ xây dựng dự án luật, cùng với quá trình báo cáo các cơ quan của Quốc hội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã chỉ đạo gửi xin ý kiến các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan chức năng có liên quan đối với dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo luật.

Theo đó, đối với dự thảo Luật Sĩ quan, các ý kiến đều nhất trí sửa đổi Khoản 1, Điều 11 (chức vụ của sĩ quan) theo hướng bổ sung chức vụ cấp phó của cấp trưởng để thống nhất với đề án danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý trong QĐND Việt Nam và chỉnh lý về kỹ thuật tại khoản 2 để phân cấp về thẩm quyền của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phù hợp với việc sửa đổi tại khoản 1 Điều này.

Nhất trí nâng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan

Về nội dung sửa đổi tại Điều 13 (tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan): Các cơ quan, đơn vị đều nhất trí đề nghị sửa đổi khoản 1 để nâng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan. 

Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo đề xuất giải pháp để hạn chế mất cân đối về cơ cấu cấp, chức của sĩ quan như sau: Nghiên cứu, tính toán xây dựng kế hoạch giải quyết số lượng cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sát với tổ chức biên chế, nhu cầu sử dụng và thời gian giữ chức của cán bộ cấp phân đội.

Trong đó tập trung các biện pháp giữ ổn định đội ngũ cán bộ cấp phân đội; tăng chỉ tiêu đào tạo sau đại học; rà soát cán bộ thừa ở các chuyên ngành đưa đi đào tạo chuyển loại để bố trí, sắp xếp cho các chuyên ngành đang thiếu.

Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động điều động, luân chuyển, luân phiên cán bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ địa bàn thuận lợi về địa bàn khó khăn, đơn vị khung thường trực và cơ quan quân sự địa phương. 

Nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 08/2020/TT-BQP ngày 17/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong đó tăng tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý và thời gian tối thiểu đảm nhiệm một chức vụ của cán bộ một số cấp, bảo đảm phù hợp với tăng tuổi phục vụ tại ngũ; đồng thời mở rộng đối tượng kéo dài, nhất là số cán bộ chuyên môn kỹ thuật (kỹ sư, bác sĩ)...

Nhất trí kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2,...

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Về kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ: Các cơ quan, đơn vị nhất trí với việc sửa đổi tại khoản 2 để kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2, tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành hoặc trường hợp đặc biệt, nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài để tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời vẫn bảo đảm tính chất đặc thù của hoạt động quân sự là ngành lao động đặc biệt...

Tại hội nghị, thủ trưởng Bộ Quốc phòng và các đại biểu cho ý kiến làm rõ một số nội dung về chức vụ cơ bản của sĩ quan; phương án tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan; việc điều chỉnh, bổ sung cấp bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan là cấp tướng của một số đơn vị; nội dung báo cáo Bộ Chính trị về dự án Luật Sĩ quan...

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định, thông tư bảo đảm đồng bộ, sát thực tiễn

Phát biểu kết luận hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đồng chí thành viên Ban soạn thảo trong thời gian ngắn đã chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các tài liệu và văn bản về xây dựng dự thảo Luật Sĩ quan. 

Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án luật, gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan; đồng thời báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Chính trị cho chủ trương về chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị trong dự thảo luật theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Tiếp thu ý kiến ở các cấp, hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với quá trình hoàn thiện dự thảo luật, Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định, thông tư bảo đảm đồng bộ, sát thực tiễn để kịp thời trình các cấp theo quy định.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Dân chủ ủng hộ bà Harris thay thế Tổng thống Joe Biden
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Dân chủ ủng hộ bà Harris thay thế Tổng thống Joe Biden

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ (DNC) Jaime Harrison xác nhận rằng, đảng này sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu trực tuyến, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ 1-5/8 để tìm người thay thế ông Biden.

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân, gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan; đồng thời báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Chính trị cho chủ trương về chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị trong dự thảo luật.

Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 5 Luật vừa được Quốc hội thông qua
Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 5 Luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 Luật vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thừa nhận nội dung cáo trạng nêu
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thừa nhận nội dung cáo trạng nêu

Sáng 23/7, phiên tòa xét xử vụ án FLC tiếp tục với phần thẩm vấn. HĐXX đưa cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vào phòng xử để lấy lời khai. Trước đó, trong phần thẩm vấn các bị cáo khác, ông Quyết bị cách ly.

Từ 1/8: Quy định đặt cọc mua nhà trên giấy thay đổi thế nào?
Từ 1/8: Quy định đặt cọc mua nhà trên giấy thay đổi thế nào?

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8 quy định về nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai tại Điều 23.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường nước nào nhiều nhất?
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường nước nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU hay Israel vẫn tiếp tục tăng trong tháng 6, lần lượt là 18%, 56% và 50%. Cùng với đó, xuất khẩu cá ngừ sang Nga cũng đang tăng phi mã ở mức 3 con số trong tháng 6/2024. Với sự tăng trưởng cao liên tục từ đầu năm, Nga đang trở thành 1 trong 5 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.