Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiếp tục điều chỉnh Luật Giao dịch điện tử cho phù hợp

Sáng nay ngày 14/07/2022, hội thảo góp ý Luật Giao dịch điện tử sửa đổi do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI và Bộ Thông tin và Truyền thông đã được tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế (VCCI) – cho rằng: Luật Giao dịch điện tử ra đời từ năm 2005, sau hơn 15 năm thực hiện, luật đã thể hiện vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đưa ứng dụng khoa học - công nghệ vào cải cách hành chính mạnh mẽ. Đặc biệt, sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, với sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch trên môi trường mạng, vai trò của Luật Giao dịch điện tử càng thể hiện rõ.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 tuy ra đời sớm, nhưng tính chất quy định theo hướng khung, nguyên tắc nên có tính ổn định cao. Theo đó, đã hơn 15 năm nhưng vẫn khá tương thích với bối cảnh hiện nay, tuy nhiên, bối cảnh đã có nhiều thay đổi, các giao dịch được thực hiện trên môi trường điện tử ngày càng nhiều, nên rất cần một khung khổ pháp lý phù hợp hơn. Đó là lý do, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được sửa đổi.

Toàn cảnh Hội thảo góp ý Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Thông tin và Truyền thông đã được tổ chức.
Toàn cảnh Hội thảo góp ý Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Thông tin và Truyền thông đã được tổ chức.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Đường – Phó Vụ trưởng phụ trách điều hành, Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, để xây dựng Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), từ đầu năm đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành xin ý kiến, và phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức 6 hội thảo tham vấn ý kiến của chuyên gia, các nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp. Tính đến ngày 29/4, ban soạn thảo đã nhận được 90 văn bản góp ý kiến cùng với hơn 850 ý kiến góp ý cụ thể cho dự thảo luật.

Từ việc tiếp thu ý kiến, hiện Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đang xây dựng có 8 chương, 60 điều. Các chính sách chủ yếu của dự thảo sau khi được tiếp thu ý kiến tập trung vào những nội dung, bao gồm: Quy định về mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử; quy định đảm bảo giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Sửa đổi, chi tiết hóa cách xác định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; quy định bảo đảm giá trị pháp lý của chữ ký điện tử; quy định đảm bảo giá trị pháp lý của tài khoản giao dịch; quy định đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử; quy định về dịch vụ tin cậy; quy định về an toàn, an ninh, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và chính sách hỗ trợ giao dịch điện tử…

“Luật Giao dịch điện tử sửa đổi được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, đồng thời sửa đổi, bổ sung các nội dung mới phù hợp với các chuẩn mực chung của thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số”, ông Nguyễn Trọng Đường thông tin.

Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến đều bày tỏ sự cần thiết phải sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cho phù hợp với điều kiện bối cảnh mới và sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch điện tử được thực hiện trên môi trường mạng thời gian qua. Tuy nhiên, các đại biểu cũng mong muốn, luật sửa đổi sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân khi giao dịch trên môi trường điện tử.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Đức Tiến, Giám đốc Marketing, Công ty cổ phần Phát triển nguồn mở Việt Nam góp ý, tại Chương V, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, Điều 47 về Dữ liệu mở, đề nghị bổ sung 4 nội dung: Thứ nhất, bổ sung khái niệm “Dữ liệu mở”, đồng thời phân loại rõ dữ liệu mở nói chung với dữ liệu mở của cơ quan nhà nước; Thứ hai, bổ sung nội dung quy định về giấy phép sử dụng và quyền tương ứng cho dữ liệu mở, để doanh nghiệp và người dân dễ dàng sử dụng, khai thác dữ liệu mở của cơ quan nhà nước và phát triển kinh tế số; Thứ ba, bổ sung thêm điều mới, quy định cụ thể việc thúc đẩy dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, có lộ trình cấp phép và ban hành dữ liệu mở rõ ràng.

Bên cạnh đó, đại diện nhiều doanh nghiệp cũng đề xuất, Luật Giao dịch điện tử sửa đổi nên rõ ràng hơn trong một số quy định. Đồng thời, đại diện một số doanh nghiệp như Honda, Mercedes Bez cũng kiến nghị, luật sửa đổi tới đây nên sử dụng và công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong các giao dịch điện tử.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Công an Quảng Ninh trao 500 triệu đồng và phát động ủng hộ nhân dân thiệt hại do bão Yagi
Công an Quảng Ninh trao 500 triệu đồng và phát động ủng hộ nhân dân thiệt hại do bão Yagi

Nhằm phát huy tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc, đồng thời, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và Bộ Công an, chiều ngày 11/9, Công an tỉnh tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân và CBCS bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, theo hình thức trực tiếp tại Công an tỉnh và trực tuyến đến Công an 13 địa phương trong tỉnh.

Chính phủ Nga chia buồn và sẵn sàng hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Việt Nam
Chính phủ Nga chia buồn và sẵn sàng hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Chernyshenko nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác quan trọng, lâu đời của Liên bang Nga và bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ thông qua cơ chế Ủy ban liên chính phủ, qua đó, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Thị xã Quảng Yên lập Sở Chỉ huy tiền phương bảo vệ tuyến đê Đồng Bái
Thị xã Quảng Yên lập Sở Chỉ huy tiền phương bảo vệ tuyến đê Đồng Bái

Ngày 11/9, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã lập Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với lũ và triều cường dâng cao bảo vệ tuyến đê Đồng Bái, xã Hiệp Hòa.

Liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, nhiều cán bộ ở Hà Giang, Quảng Ngãi bị kỷ luật
Liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, nhiều cán bộ ở Hà Giang, Quảng Ngãi bị kỷ luật

Trong các ngày 10 và 11/9/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập
Hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập

Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao, đã khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã bị cô lập.