Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiềm năng nguồn thu từ tín chỉ carbon của Việt Nam rất lớn

Theo tính toán, mỗi năm rừng Việt Nam có thể hấp thụ gần 70 triệu tấn carbon và phát thải của lĩnh vực lâm nghiệp (bao gồm khai thác, trồng rừng, thậm chí kể cả cháy rừng, phá rừng…) là khoảng 30 triệu tấn carbon.

Ảnh internet.
Tiềm năng nguồn thu từ tín chỉ carbon của Việt Nam rất lớn. Ảnh internet.

Số liệu từ Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) thể hiện: Diện tích rừng hiện có là 14,79 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng hiện đạt 42,02%. Tổ chức Lương - Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đánh giá trong khi diện tích rừng trên thế giới suy giảm mạnh, diện tích rừng trồng thấp, thì Việt Nam là một trong 10 quốc gia có diện tích rừng tăng cao nhất, có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới.

Nói về tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp thông tin, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận chi trả giảm phát thải 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng Thế giới (WB). Theo đó, Việt Nam sẽ chuyển cho WB 10,3 triệu tấn, với giá 5 USD/tấn và khoảng 95% lượng này sẽ được tính đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Đến nay, các thủ tục về pháp lý, công tác chuẩn bị đã sẵn sàng và WB đã chuyển cho Việt Nam 80% tổng kinh phí, tương đương 41,2 triệu USD.

"Đây là thỏa thuận đầu tiên về giảm phát thải được triển khai thành công ở nước ta, mang về nguồn tài chính lớn, đồng thời góp phần tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này", ông Bảo cho biết.

Việt Nam đã ký Ý định thư về giảm phát thải tại Hội nghị lần thứ 26. Đây là căn cứ để hai bên đàm phán, ký kết và thực hiện thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng cho 11 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo Ý định thư này, Việt Nam dự kiến sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn carbon giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2022-2026 với giá tối thiểu là 10 USD/tấn carbon. Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng cho LEAF sẽ được tính vào cam kết đóng góp giảm phát thải của Việt Nam.

Tiềm năng nguồn thu từ tín chỉ carbon của Việt Nam rất lớn. Ảnh internet.
Tiềm năng nguồn thu từ tín chỉ carbon của Việt Nam rất lớn. Ảnh internet.

"Thỏa thuận mua bán kết quả giảm phát thải chính thức được các bên ký kết, các chủ rừng ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ sẽ có thêm nguồn thu nhập đáng kể để cải thiện sinh kế. Các địa phương sẽ có thêm nguồn lực để tái đầu tư cho công tác chăm sóc, bảo vệ rừng", ông Bảo nói.

Ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, thông qua việc bán tín chỉ carbon rừng tại 06 tỉnh Bắc Trung Bộ và ký Ý định thư về giảm phát thải các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên cho thấy, tiềm năng rừng của Việt Nam không chỉ mang lại giá trị về gỗ, lâm sản, nước, mà còn tiềm năng dịch vụ hấp thụ và lưu trữ carbon rừng là rất lớn.

Theo tính toán, mỗi năm rừng Việt Nam có thể hấp thụ gần 70 triệu tấn carbon và phát thải của lĩnh vực lâm nghiệp (bao gồm khai thác, trồng rừng, thậm chí kể cả cháy rừng, phá rừng…) là khoảng 30 triệu tấn carbon. Ông Trị nhấn mạnh: "Như vậy, mỗi năm còn thu ròng khoảng 40 triệu tấn tín chỉ carbon. Nếu bán với giá carbon tự nguyện là 5 USD/tấn, chúng ta có thể thu được khoảng 200 triệu USD/năm. Đây là con số lớn để giúp mang lại nguồn thu đáng kể cho chủ rừng".

Nguồn thu này sẽ được huy động bổ sung nguồn tài chính để tái đầu tư vào rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho các chủ rừng, người dân nông thôn; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Đến nay, ước tính có khoảng 25 triệu người với trên 12 triệu là đồng bào dân tộc thiểu số đang sống gần rừng hằng ngày thực hiện hoạt động hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ rừng.

Tiềm năng nguồn thu từ tín chỉ carbon của Việt Nam rất lớn. Ảnh internet.
Tiềm năng nguồn thu từ tín chỉ carbon của Việt Nam rất lớn. Ảnh internet.

Luật Lâm nghiệp 2017 (điều 61, 63) quy định dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng là 1 trong 5 loại hình dịch vụ môi trường rừng nhưng đến nay chưa có quy định cụ thể để triển khai. Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cho biết thị trường carbon đã được đề cập tại một số văn bản, tuy nhiên vẫn thiếu những quy định cụ thể. Do đó, ưu tiên cấp thiết hiện nay là cần nhận diện những "khoảng trống" pháp lý, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách tương ứng, phù hợp để hình thành, vận hành thị trường carbon.

Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon là văn bản pháp lý đầu tiên có những quy định lộ trình phát triển thị trường carbon trong nước được xây dựng, thí điểm, tăng cường năng lực từ nay đến hết năm 2027 và sẽ tổ chức vận hành giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028. Hiện tại, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án phát triển thị trường carbon trong nước để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Theo ông Bảo, hiện Cục Lâm nghiệp đang xây dựng thông tư hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực sử dụng đất và lâm nghiệp; được Bộ NN-PTNT giao xây dựng đề án đàm phán thỏa thuận mua bán giảm phát thải khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trình Thủ tướng để tiến hành thương mại tín chỉ carbon rừng với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp.

Cục Lâm nghiệp đã tham mưu cho Bộ NN-PTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 156/2018/NĐ-CP, trong đó đề xuất bổ sung nội dung về thí điểm chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh (điều 72a). "Đây là cơ sở pháp lý đầy đủ việc giao dịch tín chỉ carbon rừng để Việt Nam có thể bán tín chỉ carbon rừng - điều mà nhiều địa phương, các nhà đầu tư đang rất mong đợi", ông Bảo thông tin.

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bức tranh Sen Liên Hoa Tịnh Cảnh trưng bày tại lễ hội Sen Hà Nội 2024
Bức tranh Sen Liên Hoa Tịnh Cảnh trưng bày tại lễ hội Sen Hà Nội 2024

Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Quận Tây Hồ, Hà Nội) từ ngày 12 đến ngày 16/7/2024. Lễ hội Sen Hà Nội 2024 do Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức nhằm giới thiệu nhiều sản phẩm từ sen, các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc nhằm tôn vinh và khẳng định giá trị của cây sen trong phát triển kinh tế và đời sống tinh thần của con người.

Thất nghiệp - mối đe dọa thực sự với kinh tế Mỹ
Thất nghiệp - mối đe dọa thực sự với kinh tế Mỹ

Joe Brusuelas, nhà kinh tế trưởng tại RSM cho biết: “Đã đến lúc phải cắt giảm lãi suất. Lạm phát có thể không phải là mối quan tâm hàng đầu. Cán cân rủi ro đang dần nghiêng về phía tỷ lệ thất nghiệp cao".

Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ đã thảo luận với Nga về ngũ cốc Biển Đen
Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ đã thảo luận với Nga về ngũ cốc Biển Đen

Ông Erdogan cho biết: "Chúng tôi đã thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chúng tôi sẽ tuân thủ tiến trình.

Công ty TNHH TM Vàng bạc TH Bắc Giang bị xử phạt do vi phạm trong kinh doanh vàng
Công ty TNHH TM Vàng bạc TH Bắc Giang bị xử phạt do vi phạm trong kinh doanh vàng

Công ty TNHH TM Vàng bạc TH, địa chỉ tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang vừa bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang xử phạt vi phạm hành chính số tiền 125 triệu đồng về hành vi vi phạm trong kinh doanh vàng.

Tạm giữ 2.121 sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Tạm giữ 2.121 sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu

Lực lượng chức năng TP. Hải Phòng vừa phát hiện, tạm giữ 2.121 sản phẩm mỹ phẩm các loại có dấu hiệu nhập lậu, trị giá gần 400 triệu đồng.

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang
Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam nguyên Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang Thân Đức Lại vì liên quan đến hành vi sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Y dược Lan Q, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.