Năm 2021: Tích cực đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành cải cách hành chính
Năm 2021, các bộ, ngành, địa phương tích cực đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành cải cách hành chính, gắn với việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện từng nhiệm vụ cải cách hành chính được giao.
Những kết quả tích cực
Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 được ban hành tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ (Nghị quyết 30c/NQ-CP), Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm đạt được những kết quả tích cực trong triển khai và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 30c/NQ-CP.
Trên cơ sở đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, với phương châm hành động của năm là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”.
Xác định công tác cải cách hành chính là một trong những trọng tâm điều hành của Chính phủ để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm, nhiều nghị quyết, chỉ thị đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành với mục tiêu tiếp tục cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Các thành viên Ban Chỉ đạo tại các bộ, ngành đã tích cực trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách thể chế, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh, đầu tư và cải cách thủ tục hành chính, các văn bản nhằm đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ doanh nghiệp, khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia.
Ban Chỉ đạo đã ban hành và tích cực triển khai Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính năm 2020; theo đó, đã đề ra 68 nhóm nhiệm vụ cải cách hành chính và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo tại các bộ, cơ quan triển khai thực hiện.
Từ đầu năm đến nay, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo đã làm việc về cải cách hành chính tại một số bộ, địa phương, gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thành viên Ban Chỉ đạo tại các bộ, cơ quan đã tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý.
Hoạt động của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ có nhiều chuyển biến tích cực: Trong năm 2020, Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Tổ trưởng đã làm việc với các bộ: Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Tuyên Quang, qua làm việc, đã kịp thời kiến nghị hướng xử lý những hạn chế, bất cập về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; yêu cầu một số đơn vị sớm có biện pháp khắc phục những hạn chế, bất cập liên quan đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm công chức và khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng, phê duyệt vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền,… Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều buổi làm việc với các bộ, cơ quan và địa phương để kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị.
Từ khi thành lập đến ngày 3/12/2020, Tổ công tác đã có 102 cuộc làm việc (riêng năm 2020 là 4 cuộc làm việc) với nhiều bộ, cơ quan, địa phương, trọng tâm vào việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và xây dựng văn bản quy định chi tiết, hoàn thiện quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và cải cách các hoạt động kiểm tra chuyên ngành; xây dựng Chính phủ điện tử,... Thông qua các buổi làm việc, Tổ công tác đã đánh giá sâu về kết quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương; kịp thời nắm bắt tình hình thực tiễn, xử lý hoặc kiến nghị hướng xử lý để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiến độ đề ra.
Bộ Nội vụ, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, đã thường xuyên theo dõi, đánh giá và đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính được giao, bảo đảm tiến độ theo đúng lộ trình cải cách của Chính phủ. Từ đầu năm đến nay, Bộ Nội vụ đã tổng hợp và yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương nghiên cứu trả lời, giải quyết 29 kiến nghị của địa phương; đến nay, các bộ, cơ quan đã trả lời xong các phản ánh, kiến nghị, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những hạn chế bất cập, giúp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại địa phương.
Thực hiện Kế hoạch tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản(5) hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tích cực phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để chỉnh sửa, hoàn thiện Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và dự thảo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Văn phòng Ban Chỉ đạo tiếp tục duy trì Bản tin điện tử cải cách hành chính và phát hành định kỳ 4 số/tháng tới hơn 5.000 hộp thư điện tử của lãnh đạo chủ chốt của các bộ, các tỉnh và đội ngũ công chức phụ trách công tác cải cách hành chính để cung cấp thông tin và chia sẻ những sáng kiến, kinh nghiệm về triển khai cải cách hành chính trong phạm vi cả nước; đã phối hợp với Trung tâm Phim Tài liệu và Phóng sự thuộc Đài Truyền hình Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương xây dựng các chuyên đề, phóng sự tuyên truyền về cải cách tổ chức bộ máy, cải cách công chức, công vụ...
Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 2021
Năm 2021, các bộ, ngành, địa phương ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 trên cơ sở bám sát các chủ trương của Đảng và quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về từng nội dung, lĩnh vực cải cách hành chính.
Các bộ, ngành, địa phương tích cực đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành cải cách hành chính, gắn với việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện từng nhiệm vụ cải cách hành chính được giao. Ưu tiên nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19 để phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh.
Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; chuẩn bị nội dung và phối hợp với Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP.
Bộ Nội vụ tham mưu cho Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ triển khai các hoạt động xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020, đảm bảo chính xác, khách quan, thiết thực và hiệu quả.
Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Các bộ, cơ quan Trung ương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết theo nhiệm vụ được giao, không để phát sinh nợ đọng mới.
Tiếp tục rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân; tăng cường thực hiện giải quyết hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP; quán triệt thực hiện có hiệu quả các gói giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC qua các hình thức trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích.
Tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định mới của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy và quy định về quản lý công chức, viên chức; các bộ, ngành, địa phương thường xuyên rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung gian và gắn kết chặt chẽ với thực hiện chính sách tinh giản biên chế; tổ chức thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, đảm bảo đúng với điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí việc làm được phê duyệt.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan xây dựng, hoàn thiện Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 17/3/2020. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn theo lộ trình đã được phê duyệt.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số theo quy định tại Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 và Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Trần Nguyên
Tin mới
Long An đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và điều hành xuất khẩu gạo
UBND tỉnh Long An đã ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái tại Công văn số 4377/VPCP-KTTH ngày 24/6/2024 của Văn phòng Chính phủ về tình hình xuất khẩu gạo năm 2023, quý I năm 2024 và dự báo xuất khẩu trong thời gian tới.
Long An công nhận 40 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
UBND tỉnh Long An đã ký ban hành quyết định công nhận 40 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2023.
Nhiều người chọn mua iPhone 16, lý do vì sao?
Theo một nghiên cứu mới đây, nhiều người dùng không chọn mua iPhone 16 vì hiệu năng hay AI, mà bởi lý do thiết thực hơn nhiều.
Nga và Trung Quốc với những dự án nông nghiệp, sản xuất, các ngành công nghiệp mới nổi
Các công ty Trung Quốc đã bắt đầu đầu tư vào ngành sản xuất của Nga, bao gồm ô tô, điện thoại thông minh và máy móc xây dựng. Một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc hiện đang lắp ráp ô tô ở Nga để thúc đẩy nội địa hóa.
Lâm Đồng lập huyện mới rộng hơn 1.400km2
3 huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai sẽ được tỉnh Lâm Đồng sáp nhập làm một và lấy tên là huyện Đạ Huoai. Sau khi hoàn tất sáp nhập, huyện Đạ Huoai sẽ có diện tích 1.448,48 km2.
Tiết lộ về Samsung Galaxy S25 Ultra sẽ mỏng gọn chưa từng thấy
Samsung Galaxy S25 Ultra sẽ có cạnh cong hơn thế hệ tiền nhiệm, được cho là giúp cầm nắm, thao tác dễ hơn. Đáng chú ý, Galaxy S25 Ultra có kích thước 162,8 x 77,6 x 8,2 mm, so với 162,3 x 79 x 8,6 mm của Galaxy S24 Ultra.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam