Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thường trực nỗi lo thực phẩm thiếu an toàn – Bài 1: Nhiều vụ ngộ độc tập thể

Đại diện Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, có một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị.

Đại diện Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, có một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị.

Bài 1: Nhiều vụ ngộ độc tập thể

Đầu tháng 1/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trù cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về 

Các em học sinh tiểu học, THCS phường Vĩnh Trường, TP. Nha Trang bị nôn ói, đau bụng, sau khi ăn sáng, được đưa vào bệnh viện cấp cứu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (Ảnh: Thùy Linh)

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể

Theo đó, năm 2022, cả nước đã xảy ra 54 vụ ngộ độc thực phẩm, khiến cho 1.359 người bị ngộ độc; có 18 người tử vong.

Năm 2023, ngành y tế đã kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện 34.500 cơ sở vi phạm, trong đó hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng.

Ngành nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng.

Ngành công thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý hơn 6.770 vụ việc vi phạm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, trong 5 tháng 2024, trên địa bàn cả nước, xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm; có hơn 2.100 người mắc và 6 người tử vong. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, do bị “trà trộn” nguyên liệu thực phẩm trôi nổi để chế biến.

Sau khi ăn cơm gà quán cơm gà Trâm Anh, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nhiều người phải đến cơ sở y tế để điều trị (Nguồn: )

Riêng trong tháng 3/2024, cả nước xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 368 người bị ngộ độc.

Có thể nêu ra đây, những vụ ngộ độc lớn.

Chiều 11 – 12/3, tại quán cơm gà Trâm Anh, TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), đã xảy ra vụ ngộ độc, khiến 368 người phải đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Ngày 27/3, có 33 học sinh Trường Tiểu học Quang Hanh, TP. Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) có biểu hiện  như đau bụng, buồn nôn, sau bữa ăn trưa tại trường, phải nhập viện cấp cứu.

Chỉ trong 1 tháng, tại tỉnh Quảng Ngãi, xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, ngày 28/3, xảy ra vụ 30 học sinh ngộ độc, sau khi ăn kẹo, tại huyện Nghĩa Hành.

Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), 10 học sinh có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, sau khi ăn cơm gà được bán rong trước cổng trường, ngày 30 và 31/3, phải điều trị tại 4 bệnh viện.

Sáng 3/4, tại Lễ hội Cộ ông Bổn, TP. Thuận An (tỉnh Bình Dương), đoàn múa lân được người dân phát từ thiện bánh mỳ, bánh bao để ăn sáng, sau đó, 49 người bị ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện.

Sức khỏe các em học sinh Trường Tiểu học Quang Hanh, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, nghi ngộ độc thực phẩm đều đã ổn định

Ngày 5/4, có 37 học sinh ở Trường Tiểu học Vĩnh Trường và Trường THCS Trần Hưng Đạo, TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hỏa) nhập viện để kiểm tra sức khỏe, điều trị nghi ngộ độc. Đa số học sinh cho hay đã ăn món cơm gà xé. Một số em khác cho biết đã ăn bánh mỳ que, xúc xích, hamberger gà ở gần 2 trường học.

Ngày 30/4, vụ ngộ độc ), khiến gần 600 trường hợp phải nhập viện.

Ngày 2/5, tại TP. HCM, 15 học sinh của 4 trường, gồm Trường Tiểu học Thạnh Mỹ Lợi (8 em), Trường Tiểu học Bình Trưng Đông (3 em), Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (1 em), Trường Tiểu học Nguyễn Thế Vinh (1 em) và 2 em chưa rõ trường học, đã nhập viện với các triệu chứng ói, chóng mặt, sau khi ăn cơm cuộn bán trước cổng trường.

Trưa 3/5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cũng ghi nhận thêm 1 học nhập viện nghi bị ngộ độc do ăn cơm cuộn.

Vào khoảng 15h30 ngày 14/5, UBND TP. Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) nhận được báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế thành phố, Bệnh viện Lạc Việt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc về việc các công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam có biểu hiện bất thường về sức khỏe (nôn, đi ngoài, đau bụng, sốt), đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt, Trung tâm Y tế thành phố.

49 người nhập viện nghi ngộ độc thức ăn, tại Lễ hội Cộ ông Bổn TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương với triệu chứng ban đầu rối loạn tiêu hóa

Ngày 15/5, vụ ngộ độc thực phẩm, xảy ra tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam, Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai), khiến 89 công nhân phải nhập viện.

Trưa 28/5, sau khi dùng bữa trưa tại Công ty TNHH MLB Tenergy, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An), có 73 công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, huyết áp cao…

Xảy ra những vụ ngộ độc trên, theo các cơ quan chức năng, nguyên nhân chính là do:

Điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ;

Quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu, thực phẩm chưa đúng cách, cùng với ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm;

Không ít cơ sở thu gom nguyên liệu thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm soát chặt chẽ…

Lực lượng chức năng lấy mẫu bệnh phẩm tại tiệm bánh mỳ Cô Băng, đường Trần Quang Diệu, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) (Ảnh: Hoàng Anh)

Nhìn lại những vụ ngộ độc thực phẩm

Tại quán cơm gà Trâm Anh, TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), xảy ra vụ ngộ độc khiến 368 người phải đến các cơ sở y tế thăm khám, điều trị.

Ngay khi nhận được tin, sáng 13/3, Phòng Y tế TP. Nha Trang, Trung tâm Y tế TP. Nha Trang (Đội Điều tra ngộ độc thực phẩm thành phố) đã nhanh chóng nắm bắt thông tin, điều động toàn bộ nhân lực đi điều tra tại các bệnh viện có bệnh nhân nhập viện.

Các đơn vị trên, phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu thức ăn tại quán để xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm; đồng thời, đề nghị chủ cơ sở ngừng hoạt động kinh doanh cho đến khi có thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Trong đêm 13/3, đại diện quán cơm gà Trâm Anh đã gửi lời xin lỗi, nhận trách nhiệm đến khách hàng; đồng thời chủ động liên hệ các bệnh nhân, đến bệnh viện thăm hỏi để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Chiều 14/3, Sở Y tế Khánh Hòa đã thành lập đoàn kiểm tra công tác thu dung, điều trị các trường hợp nghi bị ngộ độc thực phẩm, sau khi ăn cơm gà, tại quán cơm gà Trâm Anh (đường Bà Triệu, TP. Nha Trang) ở một số bệnh viện tại TP. Nha Trang.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Khánh Hòa, sau khi tiến hành điều tra tại , xác định bữa ăn nguyên nhân gây ra vụ là các bữa ăn trưa, chiều ngày 11 và 12/3 gây ra.

Kết quả phân tích các món ăn trong bữa ăn cho thấy, tỷ lệ tấn công các món ăn tương đối bằng nhau. Sự chênh lệch tỷ lệ tấn công giữa người ăn và không ăn các món trong bữa ăn trưa, chiều ngày 11 – 12/3 không cao. Điều này cho thấy, các món ăn trên khay thức ăn, có thể  lẫn nhau. 

Lãnh đạo Sở Y tế, UBND huyện đã đến thăm hỏi bệnh nhân vụ ngộ độc thực phẩm, xảy ra tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam, Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai)

Mặt khác, cơ sở không thực hiện việc lưu mẫu thức ăn nên Đoàn điều tra không lấy mẫu được từng món ăn riêng biệt của bữa ăn nguyên nhân gây  (bữa ăn trưa, chiều ngày 11 – 12/3).
Đối với mẫu cơm gà còn lại của bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cung cấp để đoàn điều tra gửi mẫu xét nghiệm, do các món ăn được để chung trong hộp cơm gà nên cũng có thể xảy ra tình trạng nhiễm chéo giữa các món ăn.

Do quán ăn bán ăn tại chỗ và bán mang về, không in phiếu thu, biên lai tính tiền nên chủ cơ sở không thống kê được số lượng người đã mua và sử dụng thức ăn do quán chế biến trong 2 ngày trên.

Do đó, không đủ cơ sở khoa học để xác định cụ thể thức ăn nào là thức ăn nguyên nhân; chỉ có thể nhận định: Thức ăn nguyên nhân là cơm gà (gồm các món cơm, gà xé, gà nướng, mắm, sốt trứng, rau dưa chua, hành phi, súp canh).

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm: Do vi sinh vật (vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus).

Ngày 27/3, có 33 học sinh Trường Tiểu học Quang Hanh, TP. Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) có biểu hiện  như đau bụng, buồn nôn, sau bữa ăn trưa tại trường, phải nhập viện cấp cứu.

Ngay sau khi tiếp nhận số bệnh nhi trên, phía Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán, điều trị theo hướng cho 33 học sinh trên. Đến tối 28/3, toàn bộ học sinh đã ra viện.

Các công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc nhập viện do ngộ độc thực phẩm được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Đồng thời, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành lấy 5 mẫu lưu thức ăn, 1 mẫu nước nấu ăn tại đơn vị cung cấp suất ăn cho Trường Tiểu học Quang Hanh và 1 mẫu nước uống đóng bình tại trường để kiểm nghiệm.

Theo kết quả điều tra, xác minh, cũng như kết quả xét nghiệm các mẫu phẩm trong bữa ăn bán trú tại trường, Trung tâm Y tế, Phòng Y tế TP. Cẩm Phả và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh đánh giá, chưa đủ căn cứ khẳng định đây là vụ . 

33 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn sau bữa ăn bán trú tại trường chỉ là  theo đúng chẩn đoán của cơ quan chuyên môn.

Vụ ngộ độc, tại TP. Thuận An (tỉnh Bình Dương), theo một số thành viên trong đoàn múa lân sư rồng, khoảng 4 - 5 giờ sáng ngày 3/4, tại Lễ hội Cộ ông Bổn, TP. Thuận An (tỉnh Bình Dương), đoàn múa lân được người dân phát từ thiện bánh mỳ, bánh bao để ăn sáng.

Sau khi ăn xong, nhiều thành viên trong đoàn múa lân có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt... nên nhanh chóng được đưa vào Trung tâm Y tế TP. Thuận An.

Tại Trung tâm Y tế TP. Thuận An, tiếp nhận 49 người nhập viện nghi ngộ độc thức ăn, tại Lễ hội Cộ ông Bổn với triệu chứng ban đầu rối loạn tiêu hóa (ói, đau bụng, tiêu lỏng…). Các triệu chứng bệnh xuất hiện khoảng 1 - 2 giờ, sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao… được cấp phát từ thiện.

Được biết, trong tổng số 49 người nhập viện, có 6 người nhẹ được cho xuất viện, 43 người ổn định, tiếp tục nằm điều trị, theo dõi, sức khỏe và đã ổn định: Sinh hiệu ổn, tỉnh, tiếp xúc tốt, các triệu chứng ban đầu như đau bụng, buồn ói, tiêu chảy giảm nhiều.

Công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam bị ngộ độc được nhân viên y tế chăm sóc

Qua kết quả điều tra ban đầu và tình hình thực tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương nhận định, đây là sự cố về an toàn thực phẩm. 

Ngành y tế Bình Dương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai giải pháp để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Vụ ngộ độc bánh m tại xảy ra tại TP. Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), khiến gần 600 trường hợp phải nhập viện. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm như pate, thịt lợn đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua, lấy tại cơ sở bánh mỳ, khi vụ ngộ độc xảy ra.

Theo đó, phần lớn các mẫu thực phẩm lấy từ cửa hàng bánh mỳ Cô Băng đường Trần Quang Diệu, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) và các mẫu bệnh phẩm, mẫu phân… lấy từ các bệnh nhân nhập viện điều trị có tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella cao, một số mẫu khác nhiễm khuẩn E.coli.

Cụ thể, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR và cấy phân tìm tác nhân gây ngộ độc trên 29 mẫu bệnh phẩm, do bệnh viện và Viện Y tế công cộng TP. HCM ghi nhận 16/29 mẫu dương tính, đồng thời với 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli, 9/29 mẫu dương tính với vi khuẩn E.coli.

Do đó, Sở Y tế Đồng Nai kết luận, nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm, có liên quan đến vi khuẩn Salmonella. 

Trước đó, ngày 30/4, cửa hàng bánh mỳ Cô Băng, đường Trần Quang Diệu, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), bán ra 1.100 ổ bánh mỳ.

Ngày 1/5, những người ăn bánh mỳ tại cửa hàng trên, có dấu hiệu ngộ độc như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn..., phải nhập viện cấp cứu, chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột, nghi ngộ độc thực phẩm. 

Vụ 73 công nhân ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH MLB Tenergy, Liên đoàn Lao động huyện Yên Thành tổ chức thăm hỏi bệnh nhân điều trị vào chiều (Ảnh: Duy Chương)

Vụ công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (tỉnh Vĩnh Phúc) bị ngộ độc ngày 14/5, kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, đã phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus trong mẫu thức ăn, được xác định là một trong những tác nhân chính gây  ở người.

Món canh chua giá đỗ tìm thấy vi khuẩn có độc tố gây nôn, tiêu chảy, gồm giá đỗ, hành lá, rau mùi, nước và quả chua. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân phù hợp với nhận định của cơ quan chuyên môn.

Ngày 15/5, vụ ngộ độc thực phẩm, xảy ra tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam, Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai), khiến 89 công nhân phải nhập viện; Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) đã có báo cáo gửi cấp trên.

Theo đó, đơn vị hợp đồng cung cấp suất ăn với nhà thầu là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thiên Hồng Phúc, mang thức ăn từ ngoài vào công ty.

Qua điều tra các trường hợp trên, đều dùng bữa tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam. Bữa trưa, có 1.300 người,  thời gian từ 11h - 12h15 ngày 15/5; có các món như thịt heo kho dưa, chả cá chiên, canh bầu, rau cải thảo luộc. 

Bữa chiều, tăng ca từ 16h15 - 18h, có 400 người ăn món mỳ Quảng - gà. Sau khi ăn, nhiều công nhân có biểu hiện như trên và phải nhập viện cấp cứu.

Vào khoảng 19h ngày 15/5, Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom tiếp nhận những nhân có biểu hiện đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, một số người bị sốt…

Tại (20/5/2024) nêu:

“Chiều 20/5, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, toàn bộ bệnh nhân vụ ngộ độc thực phẩm, tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam, đã xuất viện, sức khỏe ổn định.

Về nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm, theo Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nguyễn Đình Minh thì “các cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra và chờ kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm, bệnh phẩm”...”.

Liên quan vụ 73 công nhân ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH MLB Tenergy, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An), Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Yên Thành cho biết, đến nay, cơ quan chức năng đã thông tin một số kết quả kiểm tra ban đầu của bếp ăn tập thể tại MLB Tenergy.

Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An sáng 30/5 cho biết, Chi cục đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại Công ty TNHH MLB Tenergy. Kết quả của cuộc kiểm tra cho thấy, khu vực chế biến thực phẩm của công ty còn có một số vấn đề tồn tại, bất cập.

Cụ thể, thùng thu gom rác thải không có nắp đậy và không đảm bảo vệ sinh; hệ thống cống rãnh thoát nước thải không đảm bảo vệ sinh; có xuất hiện côn trùng trong khu vực chế biến thực phẩm; bàn chế biến không đảm bảo (có gạch vỡ).

Ảnh minh họa

Đặc biệt, việc thực hiện lưu mẫu thực phẩm không đúng theo quy định (số lượng mẫu lưu không đúng, tủ lưu mẫu không đảm bảo vệ sinh)…

Chỉ trong thời gian ngắn, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, khiến hàng trăm người phải nhập viện cấp cứu. Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân cẩn trọng đối với thực phẩm “bẩn”, không rõ nguồn gốc... vì tình hình thời tiết nắng nóng - là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Bài 2: Vì sao xảy ra nhiều vụ ngộ độc?

Hương Thủy

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.

Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"

Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.

Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.

Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật

Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.