Thương mại Việt - Lào phát triển, ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu
Mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào không ngừng được tăng cường, phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích thực sự cho nhân dân hai nước Việt Nam và Lào. Trong lĩnh vực thương mại, quan hệ hợp tác giữa hai nước luôn phát triển theo chiều hướng tích cực, ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu.
Năm tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 570,7 triệu USD, tăng tới 39,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 280,3 triệu USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 290,4 triệu USD, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Giai đoạn 2016-2020, kim ngạch thương mại có sự tăng trưởng ổn định, đến nay đã đạt mục tiêu trên 1 tỷ USD/năm. Cán cân xuất khẩu và nhập khẩu tương đối cân bằng, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa thay đổi theo hướng bền vững, danh mục hàng hóa trao đổi giữa hai nước ngày càng được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn. Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, ảnh hưởng của thiên tai và lũ lụt cũng như các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội khiến hoạt động thương mại giữa hai nước gặp một số trở ngại, khó khăn.
Tuy nhiên, thương mại hai nước đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong các tháng đầu năm 2021. Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào đạt 570,7 triệu USD, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2019 (trước khi có đại dịch Covid-19). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 280,3 triệu USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 290,4 triệu USD, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là thành quả từ quyết tâm chính trị của Lãnh đạo cấp cao hai nước, sự chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng, kịp thời giải quyết và khắc phục những vướng mắc, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hai nước để thích ứng nhanh với bối cảnh đại dịch Covid-19.
Để có thể tận dụng, phát huy được cơ hội phát triển, vượt qua các khó khăn, thách thức, đặc biệt là các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tính chủ động để khai thác hết các lợi thế xuất khẩu sang Lào, gia tăng quy mô xuất khẩu.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần định vị đúng đắn tầm quan trọng của thị trường Lào, xác định những tiềm năng và thuận lợi của doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác khi thâm nhập thị trường này để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Trên cơ sở mối quan hệ chính trị-ngoại giao rất tốt đẹp với Việt Nam, Chính phủ Lào rất ủng hộ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào quá trình đầu tư, kinh doanh tại Lào. Với 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cặp cửa khẩu chính và 18 cặp cửa khẩu phụ, hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa Việt Nam và Lào đều rất nhiều thuận lợi. Ngoài ra, thương mại hai nước được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế suất về 0% cho hầu hết các mặt hàng của hai nước theo các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Lào, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào. Các thuận lợi khác như: thị trường Lào không yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng Lào có nhiều thiện cảm với hàng hóa từ Việt Nam…
Thứ hai, doanh nghiệp cần tận dụng làn sóng đầu tư của Việt Nam sang Lào để gia tăng quy mô xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào; Lào là nước nhận nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án đầu tư lớn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp năng lượng, ngân hàng, trồng cây công nghiệp, may mặc... Hiện nay, Lào tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển trồng trọt, chăn nuôi để khai thác hết tiềm năng đất đai ở Bắc và Nam Lào. Cùng với làn sóng đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu các mặt hàng như sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị dụng cụ, phân bón, thức ăn gia súc...
Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường liên kết, hình thành các chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Lào là cần thiết, tạo chỗ đứng vữngchắc cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường Lào. Trước mắt, doanh nghiệp Việt Nam có thể phối hợp với doanh nghiệp Lào xây dựng, hình thành các chuỗi sản xuất-cung ứng các sản phẩm mà hai nước có lợi thế như khai thác, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cao su, cà phê, hạt điều, sản phẩm dệt may… mang thương hiệu hàng Việt Nam.
Bộ Công Thương luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt. Cùng với các địa phương có chung đường biên giới với Lào, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, đảm bảo cho hoạt động thương mại và thương mại biên giới giữa hai nước được diễn ra thuận lợi, hiệu quả, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, đóng góp vào sự tăng trưởng thương mại giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Anh Minh
Tin mới
Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi có 29 nội dung được điều chỉnh, quy định mới
Ông Trần Thành Long, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi có 29 nội dung được điều chỉnh, quy định mới tập trung vào 5 nhóm chính sách.
Phú Yên: Kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do bão Yagi
UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên vừa có lời kêu gọi vận động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do bão Yagi (cơn bão số 3)...
Thái Nguyên: Ước tính thiệt hại gần 196 tỷ đồng do ảnh hưởng của bão số 3
Do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), từ ngày 6 - 11/9, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa to đến rất to kèm dông, lốc, lũ, ngập lụt làm thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu của Nhà nước và Nhân dân. Ước tính thiệt hại ban đầu là gần 196 tỷ đồng.
Bắc Ninh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn tuyến đê Hữu Cầu và tiêu úng
Ngày 11/9, ông Lê Xuân Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đê điều trên tuyến đê Hữu Cầu và công tác tiêu úng trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực miền núi phía bắc, đêm nay và ngày mai (12/9), khu vực tỉnh Phú Thọ chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ, khiến thời tiết các nơi trong tỉnh phổ biến đêm và sáng sớm có mưa, mưa vừa và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa to, sau có mưa vài nơi. Nền nhiệt độ tăng nhẹ và độ ẩm giảm dần. Nhiệt độ trung bình từ 24 - 29 độ C.
Tràng Định (Lạng Sơn): Ước tính thiệt hại hơn 300 tỉ đồng do bão số 3
Theo thông tin từ UBND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, huyện Tràng Định là đơn vị thiệt hại nặng nhất do bão số 3 so với 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, ước tính thiệt hại do bão số 3 gây ra là trên 300 tỷ đồng.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường