Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh?
Nhiều tổng kho TMĐT của Trung Quốc đang ồ ạt mọc lên tại các địa bàn sát biên giới Việt - Trung như Hà Khẩu, Quảng Châu, Đông Hưng… nhằm đẩy mạnh đưa hàng hóa sang Việt Nam, các nước khu vực Đông Nam Á. Và các DN nội sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn trong cuộc đua thị phần bán hàng trên TMĐT.
Cạnh tranh không cân sức
Thời gian qua, Trung Quốc gia tăng xuất khẩu qua biên giới bằng nền tảng số và thương mại điện tử. Doanh nghiệp Trung Quốc lập các kho hàng ở khu vực biên giới, hoặc có kho hàng ngay tại Việt Nam.
Trong điều kiện hàng hóa, nhất là hàng nông sản, thực phẩm Việt, ngày càng phát triển mở rộng, nâng cao chất lượng như hiện nay, các sản phẩm OCOP tại các địa phương cũng đang phát triển và được tiêu thụ trực tiếp trên các nền tảng số, các trang thương mại điện tử, bán hàng qua livestream, Facebook..., thì sự thâm nhập của hàng hóa Trung Quốc có thế mạnh qua biên giới - thực sự gây khó khăn cho hàng Việt.
Một lô hàng đi từ Trung Quốc, lại có kho tập kết ở các tỉnh biên giới, hoặc trong nội địa Việt Nam, cùng với mẫu mã đa dạng, phí vận chuyển thấp..., trở thành một cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa Việt Nam và Trung Quốc.
Tại thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), nằm giáp với TP. Móng Cái (Quảng Ninh), đang đẩy mạnh phát triển Khu thương mại biên giới Đông Hưng thành khu thương mại biên giới lớn nhất Quảng Tây. Hiện có hơn 20 công ty thương mại điện tử xuyên biên giới, hoạt động trong thành phố. Trong đó, có hơn 200 mặt hàng như đồ thủ công mỹ nghệ và sản phẩm mây, mỗi tháng có khoảng 500.000 sản phẩm bán ra.
Bằng Tường (Quảng Tây) là thành phố cảng biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, phát triển mạnh mô hình livestream - bán hàng ngay tại Khu thương mại điện tử xuyên biên giới Bằng Tường. Tại khu thương mại này, có đủ các mặt hàng từ đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm đến hàng điện tử. Ở mỗi khu vực bán, sẽ chia làm 2 ngăn, 1 ngăn để bán hàng, ngăn còn lại là phòng để livestream bán hàng.
Các phòng livestream, giống như những studio lớn với trang thiết bị hiện đại, chi phí đầu tư trang thiết bị có thể lên tới hàng trăm triệu đồng, chứ không chỉ đơn thuần là chiếc điện thoại hay đèn hỗ trợ livestream như các công ty Việt Nam đang làm. Nhân viên tại đây, hoạt động liên tục 24/7, tức lúc nào cũng livestream bán hàng, họ thậm chí ăn ngủ nghỉ tại chỗ.
Tại các tổng kho, nhà bán (seller), người Trung Quốc cung cấp gần như mọi sản phẩm mà người Việt Nam cần, từ đồ ăn, thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, thiết bị điện tử, đồ gỗ… Điều đáng nói, giá bán các sản phẩm này rẻ tương đương như giá nhập sỉ cho các seller Việt Nam.
Bên Trung Quốc, không phải chỉ có một tổng kho tại Đông Hưng, mà hầu hết ở các khu biên giới phía bắc (Việt – Trung), đều xuất hiện những kho tương tự, có kho do nhà nước đầu tư, cũng có kho do tư nhân xây dựng.
Ví dụ, Khu công nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc - ASEAN (Hà Khẩu), hoạt động theo mô hình “all in one” - tất cả trong một. Tại đây, có khu vực bán hàng, khu vực marketing, khu vực livestream, khu vực xuất nhập hàng hóa cho lĩnh vực thương mại điện tử...
Khi Trung Quốc xây dựng các trung tâm thương mại, những tổng kho ngay sát biên giới Việt – Trung, họ có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực logistics và vận tải hàng hóa. Thay vì phải tìm đến những đơn vị vận chuyển trung gian giữa 2 nước và mất nhiều thời gian khoảng 10 - 15 ngày cho vận chuyển hàng hóa như hiện tại, Trung Quốc có thể làm giảm bớt chi phí vận chuyển và cả thời gian giao hàng đến tay người tiêu dùng Việt Nam, chỉ còn từ 3 - 4 ngày, từ đó tăng mạnh lợi thế cạnh tranh.
Điều này, khiến hàng hóa của Trung Quốc có thêm ưu thế để thâm nhập sâu hơn vào thị trường các sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị phần Việt Nam như Shopee, Lazada, TiktokShop…
DN Việt đối diện thách thức
Việc các tổng kho thương mại điện tử ồ ạt mọc lên sát biên giới Việt - Trung, cùng với đẩy mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc, sẽ khiến hàng hóa Việt Nam phải chịu thêm cạnh tranh gay gắt trên các sàn thương mại điện tử.
Điều đó, chắc chắn sẽ tạo nhiều thách thức đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt đối với các mặt hàng thời trang, đồ gia dụng, điện tử... trong cuộc chiến giành thị phần thương mại điện tử - vốn đã rất khốc liệt.
Tại Việt Nam, năm 2015, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn 2035.
Theo đó, Việt Nam sẽ quy hoạch phát triển 53 kho bãi, tại 6 tỉnh với diện tích trên 1,2 triệu m2. Trong đó, Quảng Ninh có 5 kho bãi, Lạng Sơn 17 kho, Cao Bằng 11 kho, Hà Giang 6 kho, Lào Cai 11 kho và Lai Châu 3 kho.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện hệ thống kho bãi tại các khu vực cửa khẩu của Việt Nam chưa thực sự phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu. Tại các cửa khẩu, chưa có hệ thống kho bãi chuyên dụng để lưu giữ hàng hóa, bảo quản theo chế độ đặc biệt (như hóa chất, hàng đông lạnh).
Ngoài phát triển hơn về công nghệ, cũng như kho bãi, thì thời gian vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam hiện nay, cũng được rút ngắn ngang với thời gian giao từ TP. HCM về Hà Nội.
Trong bối cảnh Việt Nam còn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu, thậm chí công nghệ từ Trung Quốc, việc hàng hóa Trung Quốc thâm nhập dễ dàng và sự chuyển dịch thói quen mua hàng của người Việt, có thể ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất trong nước như may mặc, hàng hóa gia dụng…
Giám đốc kinh doanh của Metric Phạm Bảo Trung cảnh báo, nếu chúng ta không thay đổi, các nhà bán hàng nhỏ lẻ thiếu chuyên nghiệp trong nước sẽ rất dễ bị gạt ra khỏi cuộc chơi.
Theo ông Bảo, hướng đi đúng đắn cho các nhà bán hàng ở Việt Nam lúc này là tối ưu năng lực nội tại, tập trung vào các thế mạnh của sản phẩm để thích ứng với làn sóng này, cũng như có thể tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, nhà bán hàng có thể thúc đẩy các sản phẩm đặc biệt của địa phương mà không nơi nào có, duy trì sự đồng đều về chất lượng sản phẩm và xây dựng hình ảnh thương hiệu đúng cách.
“Rõ ràng, chúng ta có nhiều lợi thế trong việc nắm giữ, thấu hiểu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng trong nước, đồng thời dễ dàng tiếp cận với các công cụ nghiên cứu thị trường nhanh chóng, bài bản”, Giám đốc kinh doanh Metric nhìn nhận.
Hiện nay, nền tảng phân tích dữ liệu của Metric cho thấy, doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới trên các sàn, không quá đột biến, mà chỉ tập trung vào một số ngành hàng, nhóm sản phẩm nhất định. Tuy nhiên, với những lợi thế như tốc độ giao hàng và giá thành hợp lý, chính sách hoàn trả thuận tiện, tiềm năng cạnh tranh của các nhà bán hàng xuyên biên giới từ Trung Quốc là rất lớn.
Theo một thống kê, tỷ trọng xuất khẩu trên GDP của Trung Quốc trên 3.700 tỷ USD; trong khi Việt Nam là 339 tỷ USD (số liệu 2022). Tại sao có sự chênh lệch lớn này? Đó là do giá trị tuyệt đối bán hàng trên sàn của Trung Quốc lớn gấp nhiều lần Việt Nam, trong khi họ lại đang có lợi thế về giá.
Sự cạnh tranh sẽ gia tang, khi các sàn thương mại điện tử Trung Quốc đang có kế hoạch đào tạo người Việt Nam livestream bán hàng cho họ, kinh nghiệm đào tạo hơn 1,2 triệu nhân viên livestream mấy năm qua, sẽ khiến họ không mấy gặp khó khăn khi triển khai hoạt động này.
Với chiến lược “các kho hàng gần người mua nhất, thời gian giao hàng nhanh nhất” - chắn chắn, các quốc gia có đường biên giới sát với Trung Quốc không còn cách nào khác đó là phải nhanh chóng phát triển thương mại điện tử.
Ưu tiên phát triển TMĐT
Các chuyên gia thương mại cho rằng, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, thương mại điện tử là đường đi ngắn nhất để hàng hóa vươn ra thị trường nước ngoài, cũng như tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Quan trọng hơn, thương mại điện tử là sân chơi bình đẳng mang đến cơ hội kinh doanh cho tất cả, nếu tiếp cận đúng cách, những nhà bán hàng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng có thể nắm bắt cơ hội để đưa sản phẩm nội địa vươn ra thế giới.
Theo Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương) Nguyễn Thành Dương, thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế như Alibaba.com, TikTok, Amazon.com, Lazada, Tiki, Foodmap, Postmart, Voso, Shopee, Sendo... triển khai nhiều nội dung thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại trên môi trường số nói chung và sàn thương mại điện tử nói riêng.
“Từ năm 2021 đến nay, Cục Xúc tiến thương mại đã triển khai gần 40 khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, tập trung vào nâng cao kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, nhất là kỹ năng bán hàng (kỹ năng livestream) để có thể hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trên những sàn thương mại điện tử”, ông Dương cho biết.
Nguyên Hiệu Trường Đại học Ngoại thương, GS. Hoàng Văn Châu đánh giá:
“Một trong những điểm yếu của các sàn thương mại điện tử Việt đó là đang thiếu các trung tâm phân tích thị trường đủ mạnh hoạt đồng dựa trên việc thu thập, xử lý và hành động dựa trên phản hồi của khách hàng. Nếu làm tốt điều này, sẽ tăng 11% doanh thu, giảm 6% chi phí chăm sóc khách hàng, tỷ suất hoàn vốn tăng 13%”.
Theo chuyên gia thương mại điện tử Đỗ Quang Huy, để cạnh tranh trên sân nhà, tiểu thương Việt Nam với sự hiểu biết về văn hóa, lối sống địa phương, cần tận dụng lực lượng KOL/KOC đông đảo để định hướng người dùng.Trên thực tế, người bán cũng có thể khai thác các mặt hàng thế mạnh như nông sản, thực phẩm khô, mỹ phẩm hữu cơ hay đẩy mạnh mặt hàng dễ sản xuất ở Việt Nam.
Ngoài ra, người bán cũng nên tập trung thiết kế, phát huy thế mạnh sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu để tạo niềm tin với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt nên kết hợp tận dụng ưu điểm của nhau, cạnh tranh lành mạnh và cùng đi lên.
Các chuyên gia nhìn nhận, để đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử, thì Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng như kho bãi, giao thông và phương tiện vận chuyển, đưa công nghệ quản lý mới, tiên tiến vào ứng dụng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, chúng ta cần đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nâng cao năng suất lao động trong sản xuất và lưu thông, phân phối; xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên toàn cầu.
Có thể thấy, việc đầu tư phát triển, khai thác ưu thế sàn thương mại điện tử - sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại. Để quá trình này tiến nhanh và xa hơn, rất cần sự chung tay, hợp lực từ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng chính sách, triển khai các chương trình hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, thông qua các nền tảng sàn thương mại điện tử.
Việc hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng các kênh phát triển thị trường - là ưu tiên hàng đầu trong rất nhiều chương trình hành động của các bộ, ngành (nhất là Bộ Công Thương), liên quan đến hoạt động thương mại số.
Việt Nam tham ra và ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - mở ra cơ hội lớn lan tỏa sản phẩm hàng hóa Việt, tăng tốc phát triển cho các doanh nghiệp Việt; nhưng cũng đồng thời có thêm những điều khoản mới khắt khe hơn, liên quan đến xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới…
Ngọc Linh
Tin mới
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Sáng ngày 21/9, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) chính thức tổ chức Lễ khai trương AEON MALL Huế, Trung tâm thương mại (TTTM) AEON MALL thứ 7 tại Việt Nam và đầu tiên tại miền Trung.
Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Phan Bá Trọng (SN 1983; trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi
Sở Y tế tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung triển khai giám sát và phòng, chống dịch bệnh sởi.
Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép
Ông Đặng Ngọc Thanh, nguyên Phó Chủ tịch xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (đang là Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lạc) bị khiển trách vì để hàng chục căn biệt thự xây không phép trên đồi.
Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước
UBND tỉnh Long An đã có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành và cơ sở cấp nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện giải pháp xử lý triệt để, lâu dài đối với vấn đề cấp nước sạch phục vụ cho người dân các xã vùng hạ.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM