Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đưa thương hiệu Việt bay xa

Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đi được chặng đường gần 20 năm trên hành trình mang giá trị - sự bảo chứng về uy tín và chất lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin vươn xa. Ngày 20/04 hàng năm đã được chọn là “Ngày Thương hiệu Việt Nam” theo Công văn số 2343/VPCP-KTTH ngày 11 tháng 4 năm 2008.

Những giá trị mang lại

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 và giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Với ý nghĩa đó, theo đề xuất của Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 2343/VPCP-KTTH ngày 11 tháng 4 năm 2008 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình, ngày 08/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký QĐ số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 - 2030 và QĐ số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển được khoảng 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu này, một trong những nội dung quan trọng của chương trình được Thủ tướng Chính phủ giao đó là nâng cao nhận thức xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, ý nghĩa của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, cũng như việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

Chương trình cũng thực hiện việc tuyên truyền quảng bá về hình ảnh quốc gia Việt Nam, quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ, tăng thêm niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cũng như tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiên phong, tiêu biểu đại diện cho Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Trên chặng đường phát triển, có sự đồng hành của Bộ Công Thương và các bộ, ngành, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày một phát triển, mang lại những giá trị to lớn. 

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và tạo được uy tín đối với cộng đồng doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam với 7 kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - đã ghi nhận nhiều dấu ấn khi số lượng sản phẩm, DN ngày càng gia tăng, từ con số 30 doanh nghiệp năm 2008, lên 124 doanh nghiệp năm 2020 - tăng hơn 4 lần. Đây là một thực tế chứng minh cho sự nhận thức rõ ràng hơn về uy tín của chương trình và những giá trị mà doanh nghiệp được nhận khi đồng hành cùng Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, đa số doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia đều triển khai các hoạt động chung tay cùng cộng đồng với số tiền và hiện vật quyên góp lên tới trên 80 tỷ đồng.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam với 7 kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia đã ghi nhiều dấu ấn
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam với 7 kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia đã ghi nhiều dấu ấn.

Không lùi bước trước khó khăn

Năm 2021, theo báo cáo của Brand Finance, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 21,69% so 2020, lên 388 tỷ USD; đồng thời vẫn duy trì được hạng 33 thế giới, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải  nhấn mạnh: Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập  sâu rộng toàn cầu, bên cạnh những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, cũng như các FTA đang đàm phán với các đối tác quốc tế, có không ít thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, Chương trình Thương hiệu quốc gia có nhiều ý nghĩa và có tác dụng thiết thực. Một trong những ý nghĩa đó là giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa và tại các thị trường Việt Nam đang có thế mạnh về xuất khẩu.

Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu - chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm, giá trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của mình theo hướng chuyên nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thực tế, nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Có thể kể đến, như: Tập đoàn Viettel - top 15 nhà mạng trên thế giới về thuê bao di động và top 40 thế giới về doanh thu; Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) đang vươn lên vị trí hàng đầu khu vực ASEAN; Công ty TNHH nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa, đứng đầu khu vực Châu Á về sản lượng khai thác yến; Công ty CP Sữa TH, DN đầu tiên có được “giấy thông hành” thâm nhập thị trường Trung Quốc - lượng tiêu thụ sữa đứng thứ hai thế giới…

Sự đầu tư bài bản cho thương hiệu từ Chương trình Thương hiệu quốc gia, ngày càng giúp các sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế, khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước.

Ngày 14/04/2022, trong thư chúc mừng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/04, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh:

“Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/04 năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tình hình địa - chính trị bất ổn trên thế giới, đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, bằng bản lĩnh trí tuệ, tư duy sáng tạo và tinh thần chủ động, trách nhiệm đối với đất nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã không lùi bước trước khó khăn, thách thức, nỗ lực hành động để phục hồi và phát triển, góp phần nâng cao giá trị hình ảnh quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế, ghi tên Việt Nam vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh”…

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/ 11/2003. Đây là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai. Chương trình nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, nâng cao vị thế và giá trị gia tăng trong từng ngành hàng, lĩnh vực của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu.

Mục tiêu của chương trình: Xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiêu chí của chương trình: Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong!

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở
Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở

UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT...

Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng
Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng

Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ nhiệm nhân sự Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng và tương tương.

Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao

Ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì buổi Lễ.

Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội
Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản
Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản

Chiều 20/9, tại Tokyo, Nhật Bản, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Nghệ An năm 2024.

Gần 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết
Gần 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết

Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 200 trung tâm hiện đại trên cả nước đã chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.