Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thượng đỉnh Mỹ- Triều: Cái kết nào được mong đợi nhất?

Dù thành công hay thất bại, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra trong ít giờ nữa sẽ có tác động lớn đến châu Á và cộng đồng quốc tế.

Thượng đỉnh Mỹ- Triều: Cái kết nào được mong đợi nhất? - Hình 1

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều là sự kiện ngoại giao có tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực châu Á và thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều được coi là một bước đột phá về mặt ngoại giao, mặc dù một số chuyên gia cho rằng hội nghị này là một sai lầm của Washington vì một số yếu tố nhạy cảm chính trị. Tuy nhiên, mục tiêu của hội nghị là để cả hai bên thống nhất các biện pháp xây dựng niềm tin ban đầu, qua đó thu hẹp khoảng cách bất đồng giữa họ.

Về phần mình, Washington đang hy vọng các cuộc thảo luận song phương sẽ là khởi đầu của nhiều cuộc thảo luận khác với Triều Tiên và kết thúc bằng việc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Kết quả cụ thể không được mong đợi

Các chuyên gia an ninh và chính sách hạt nhân không tin rằng Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ công nghệ hạt nhân vốn đã trở thành "vật bất ly thân" của mình.

Trong quá khứ, Bình Nhưỡng đã nói rằng họ sẽ chỉ thực hiện phi hạt nhân hóa nếu một số điều kiện được đáp ứng. Các điều kiện đó bao gồm việc chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc cũng như chấm dứt sự bảo vệ hạt nhân của Mỹ trong khu vực, một thỏa thuận an ninh mà Washington cam kết sẽ trả đũa thay mặt cho đồng minh nếu họ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

"Rủi ro lớn nhất là nếu Mỹ và Triều Tiên đạt một thỏa thuận chính trị tại hội nghị thượng đỉnh này nhưng sau đó lại sụp đổ khi đi sâu vào chi tiết", ông Michael Kovrig, Cố vấn cao cấp tại International Crisis Group nhận định và cho biết, đó là lý do tại sao chúng ta cần một quy trình rõ ràng, từng bước một, liệt kê cụ thể hành động và tạo ra một môi trường an ninh, nơi Triều Tiên thực sự sẵn sàng hành động và Mỹ ở một vị trí giám sát và xác minh những hành động đó.

Ngay cả khi Triều Tiên rời khỏi hội nghị thượng đỉnh nói rằng họ cam kết phi hạt nhân hóa, điều này cũng không đảm bảo bất cứ điều gì. Họ đã đưa ra các cam kết trước đó, và việc giám sát sự tuân thủ một thỏa thuận có thể sẽ là một thách thức.

Định nghĩa "phi hạt nhân hóa"

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, nhiều vấn đề đã được đưa ra mổ xẻ về sự sẵn sàng "phi hạt nhân hóa" của Triều Tiên để đổi lấy sự nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ và quốc tế.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Mỹ và Triều Tiên có thể có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ "phi hạt nhân hóa".

Đối với Mỹ, thuật ngữ này có nghĩa là Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nhưng đối với Bình Nhưỡng, "phi hạt nhân hóa" bao gồm việc chấm dứt các liên minh của Mỹ trong khu vực và xóa bỏ sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc.

"Đó là một cách định nghĩa khác so với sự phi hạt nhân hóa rộng rãi trên bán đảo Triều Tiên", ông Victor Cha, Giáo sư tại Đại học Georgetown và Cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết.

Thượng đỉnh chỉ là cái cớ?

Một số chuyên gia chính trị cho rằng, đề xuất đàm phán của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể chỉ là một chiêu trò để giành được những nhượng bộ của Mỹ. Theo đó, ông Kim Jong-un đơn giản đang thực hiện lại cách tiếp cận mà những người tiền nhiệm của ông đã theo đuổi trong các nỗ lực hòa bình trước đó.

Đáng lưu ý, cuộc đàm phán 6 bên năm 2003-2009 cho thấy việc Triều Tiên đánh đổi đàm phán lấy tài nguyên, viện trợ, nới lỏng lệnh trừng phạt, hoặc đơn giản là kéo dài thời gian cho chương trình hạt nhân của mình.

Sự đánh đổi của Mỹ 

Kết quả của hội nghị thượng đỉnh sẽ rất quan trọng đối với các quốc gia khác của khu vực châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, bởi mỗi quốc gia đều có tính toán mục đích riêng của mình.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu Triều Tiên kiên quyết yêu cầu Mỹ phải rút quân đội khỏi Hàn Quốc để đổi lấy giải trừ vũ khí hạt nhân theo từng giai đoạn, thì điều đó có thể gửi tín hiệu đến các quốc gia châu Á rằng Washington sẽ không còn duy trì sự hiện diện quân sự ổn định trong khu vực. Và Hàn Quốc và Nhật Bản lúc đó sẽ dễ bị tấn công bởi các tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên.

Tuy nhiên, việc Mỹ giảm sự hiện diện trong khu vực lại được coi là có lợi cho Bắc Kinh và Moscow, những người muốn ngăn chặn sự thống trị của Mỹ ở Bắc Á.

Dù cái kết của hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều như thế nào, thì cũng sẽ tác động rất lớn đến tình hình an ninh thể giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng.

Theo Cẩm Anh (DDDN)

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài

Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.

Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi

Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.