Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN và EU lấy hoà bình là mục đích, coi đối thoại là công cụ
Đây là lần đầu tiên Lãnh đạo ASEAN gặp gỡ với đầy đủ Lãnh đạo các nước thành viên EU. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai tổ chức khu vực hàng đầu thế giới, những “đối tác hội nhập” của nhau.
Ngày 14/12 (giờ địa phương), tại Brussels, Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh đạo ASEAN và EU dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU. Đây là lần đầu tiên Lãnh đạo ASEAN gặp gỡ với đầy đủ Lãnh đạo các nước thành viên EU. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai tổ chức khu vực hàng đầu thế giới, những "đối tác hội nhập" của nhau.
Qua 45 năm, quan hệ ASEAN-EU phát triển tích cực, đạt nhiều thành quả. Năm 2021, ASEAN là đối tác thương mại ngoài Châu Âu lớn thứ ba của EU trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN với tổng giá trị thương mại hai chiều đạt 268,9 tỷ USD, đồng thời EU là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba của ASEAN với tổng số vốn đạt 26,5 tỷ USD.
Hướng tới tương lai, hai bên nhất trí cần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược thành lập năm 2020 trên cơ sở đề cao luật pháp quốc tế, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, thúc đẩy phục hồi, phát triển xanh và bền vững. Các lãnh đạo khẳng định sẽ chú trọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, ổn định chuỗi cung ứng, duy trì mục tiêu thiết lập FTA ASEAN-EU; tăng cường kết nối thông qua triển khai Tuyên bố chung về kết nối năm 2020 và Hiệp định vận tải hàng không toàn diện ASEAN-EU, thu hẹp khoảng cách phát triển và phát triển tiểu vùng; hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, phòng và chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
EU công bố đóng góp 10 tỷ Euro hỗ trợ triển khai chiến lược Cửa ngõ toàn cầu thông qua các dự án hợp tác, khởi động Sáng kiến Nhóm Châu Âu về kết nối bền vững tại ASEAN, đồng thời triển khai Chương trình Sáng kiến Xanh trị giá 30 triệu Euro hỗ trợ các dự án hợp tác cụ thể với ASEAN.
Các lãnh đạo khẳng định sẽ chú trọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, ổn định chuỗi cung ứng, duy trì mục tiêu thiết lập FTA ASEAN-EU; tăng cường kết nối thông qua triển khai Tuyên bố chung về kết nối năm 2020 và Hiệp định vận tải hàng không toàn diện ASEAN-EU, thu hẹp khoảng cách phát triển và phát triển tiểu vùng; hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, phòng và chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
Về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đa phương, chia sẻ các giá trị và lợi ích chung, thúc đẩy luật pháp quốc tế, giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu, đóng góp hiệu quả cho hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững. Các nước khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, ủng hộ đối thoại và xây dựng lòng tin, kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm gia tăng căng thẳng, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, xây dựng Bộ COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
EU ủng hộ nỗ lực của ASEAN thúc đẩy thực hiện Đồng thuận 5 điểm về Myanmar. Trao đổi về xung đột tại Ukraine, các nước nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và luật pháp quốc tế. Theo đó các khác biệt, bất đồng cần được giải quyết hòa bình.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề cao ý nghĩa đặc biệt của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm lần này, đánh dấu 45 năm quan hệ giữa hai tổ chức khu vực thành công trên thế giới. Thủ tướng khẳng định những thành quả hợp tác đã tạo nền tảng, và đang tiếp thêm xung lực phát triển quan hệ.
Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần kiên trì với mục tiêu, đổi mới tư duy, hành động kiên quyết, thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược phát triển cân bằng, bình đẳng, hài hoà lợi ích, chia sẻ rủi ro. Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn đồng hành với doanh nghiệp EU đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời cũng đề nghị EU khẩn trương gỡ bỏ “thẻ vàng” với thuỷ sản Việt Nam và sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam-EU.
Nhấn mạnh cách tiếp cận toàn cầu ứng phó các thách thức toàn cầu, Thủ tướng nhắc lại cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững. Thủ tướng đề nghị EU hỗ trợ tối đa về tài chính và công nghệ trong khuôn khổ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng; trông đợi EU chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, công nghệ mới xanh, sạch và rẻ, và tham gia sâu rộng hợp tác đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…, hợp tác với ASEAN phát triển tiểu vùng và Mekong.
Trước những biến chuyển của tình hình, Thủ tướng đề nghị ASEAN và EU lấy hoà bình là mục đích, coi đối thoại, hợp tác là công cụ, đề cao thượng tôn pháp luật, Hiến chương Liên hợp quốc và các giá trị chung. Thủ tướng khẳng định lập trường của ASEAN về Biển Đông, đề nghị ASEAN, EU và các nước cùng phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.
Chia sẻ quan ngại về tình hình xung đột tại Ukraine, Thủ tướng đề nghị cần tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng và quan ngại của tất cả các bên, đặc biệt ưu tiên hàng đầu hiện nay là chấm dứt chiến sự, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu, sinh mạng và tài sản của người dân, đồng thời khẳng định quan điểm chung của ASEAN về giải quyết hoà bình các mâu thuẫn, bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Theo VOV.vn/Chinhphu.vn
Tin mới
Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024
Do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, ngập lụt, sạt lở. Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.
Thanh Hóa xử lý sạt lở bờ hữu sông Chu
Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương xử lý chống sạt lở bờ hữu sông Chu tại thị trấn Lam Sơn và sụt lún mái đê tại xã Thọ Lập.
Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương
Từ ngày 22-24/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Bắc Kinh
Ngày 19/9, tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hiệp hội Xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa.
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII
Ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ:
Hà Tĩnh: Mưa lớn kèm lốc xoáy khiến hàng chục ngôi nhà bị tốc mái
Do ảnh hưởng của bão số 4, trong 2 ngày 18 và 19/9, ở Hà Tĩnh có mưa lớn kèm theo nhiều trận lốc xoáy khiến hàng chục ngôi nhà trên địa bàn bị tốc mái, cây cối đổ ngã, hệ thống điện bị hư hỏng.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023