Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế-xã hội thường xuyên trao đổi nhằm đảm bảo tính thống nhất, cập nhật giữa hai báo cáo. Tiểu ban đã tổ chức các đoàn công tác khảo sát, làm việc với 4 vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Chiều 21/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban) chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban với Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Dự cuộc họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh; các thành viên Thường trực Tiểu ban, Thường trực Tổ Biên tập.

Cuộc họp nhằm rà soát các công việc của Tiểu ban, xác định các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và đặc biệt là cho ý kiến với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030, trước khi phiên họp toàn thể của Tiểu ban cho ý kiến với dự thảo để trình Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII.

Theo các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, sau phiên họp thứ hai, Tiểu ban đã chủ động, tích cực, nỗ lực triển khai và hoàn thành nhiều nội dung công tác bảo đảm tiến độ, chất lượng. Trong đó, đã trình Hội nghị Trung ương 9 thông qua Đề cương chi tiết của Báo cáo kinh tế-xã hội; xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội; nghiên cứu, đối chiếu, cập nhật nội dung của dự thảo Báo cáo Chính trị theo nguyên tắc Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, Báo cáo kinh tế-xã hội là báo cáo chuyên đề.

Trong quá trình công tác, Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế-xã hội thường xuyên trao đổi nhằm đảm bảo tính thống nhất, cập nhật giữa hai báo cáo. Tiểu ban đã tổ chức các đoàn công tác khảo sát, làm việc với 4 vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Cùng với nghiên cứu các báo cáo, đề xuất, kiến nghị có giá trị từ thực tiễn của các địa phương qua các buổi làm việc tại các vùng và các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu một số bộ, ngành về các lĩnh vực quan trọng, then chốt, Tổ Biên tập cập nhật xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; yêu cầu tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội.

Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xây dựng dự thảo Báo cáo cần bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, có các số liệu cụ thể để chứng minh.

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát nội dung theo chỉ đạo của Trung ương và nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện ngày 14/8/2024; bổ sung nội dung, xây dựng dự thảo Báo cáo đảm bảo đầy đủ, toàn diện, khách quan, nhất là về kết quả phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp, như dịch COVID-19 với hậu quả còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược, xung đột, đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế trong nước, trong khi vẫn phải xử lý các vấn đề tồn đọng và những vấn đề mới phát sinh.

Dự thảo Báo cáo cần xác định rõ mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát hiệu quả; các điểm nhấn trong phát triển hạ tầng, như đường bộ cao tốc, đường dây tải điện 500 kV mạch 3, nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao…

Dự thảo Báo cáo cũng cần nêu bật thành tựu về an sinh xã hội, nhất là trong đại dịch COVID-19; tăng lương cho người lao động, tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức; thực hiện không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; thành tựu giữ gìn, phát huy giá trị, phát triển văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội…

Qua đó, khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời nêu những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, dự thảo Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 cần phân tích bối cảnh, tình hình xác định cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức; xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, các giải pháp, nhiệm vụ; rà soát, bổ sung phương châm hành động, cách tiếp cận mới, những quan điểm, định hướng mang tính đột phá cho giai đoạn tới để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước tới thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước.

Thủ tướng cho rằng, cùng với thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về phát triển hạ tầng, cần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, các lĩnh vực mới nổi, dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, tăng cường kiểm tra, giám sát; cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách; phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí; coi trọng an sinh xã hội; xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, văn minh…

Đặc biệt, cần đề xuất các cơ chế đột phá để huy động mọi nguồn lực, nhất là hợp tác công tư cho phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… để phát triển đất nước, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

PV/chinhphu.vn

 

Bài liên quan

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013

Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.

Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.

Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.

Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.