Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng nhấn mạnh 4 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Ngày 2/2, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ 4 nhiệm vụ trọng tâm, trước hết là triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phòng chống dịch COVID-19, thúc đẩy tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm và chăm lo Tết cho nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ tháng 1/2021. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ tháng 1/2021. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 Nhắc lại tình hình tháng đầu năm, Thủ tướng khẳng định tháng 1 là tháng có kết quả khả quan, đáng mừng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 2021, nhất là chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 22%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng trên 27%. Xuất nhập khẩu tăng hơn 45% so với cùng kỳ với thặng dư thương mại hơn 100 triệu USD. Thu ngân sách đạt kết quả tốt. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng. Các chính sách phúc lợi, an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo.

Thủ tướng đánh giá cao nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương hăng hái, trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là ngành y tế, lực lượng công an, quân đội. “Nhiều tình nguyện viên, các bác sĩ, các nhân viên có liên quan ngày đêm lăn lộn để ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh”, Thủ tướng nói.

Tại phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh 4 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Đó là tập trung quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII. Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội để xây dựng, sớm trình ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đồng thời hoàn thiện, trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và các vấn đề liên quan.

“Trong bối cảnh, tình hình mới, chúng ta cần quán triệt tinh thần đổi mới tư duy phát triển, cách nghĩ, cách làm, không ngừng đổi mới, sáng tạo để đưa đất nước vững bước đi lên, sớm hiện thực hóa các mục tiêu mà Đại hội XIII đề ra”, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ đầu tiên.

Thứ hai, tiếp tục quyết liệt phòng chống, dập dịch COVID-19, không được chủ quan, có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời, đi trước thời gian nhưng không được để hoảng loạn, với tinh thần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép.

Nhấn mạnh việc Bộ Y tế xem xét sớm đưa vaccine tới người dân ngay trong quý I này một cách phù hợp với điều kiện Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ lãnh đạo các địa phương phải tập trung chỉ đạo, chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và chịu trách nhiệm về công tác này trên địa bàn; thực hiện quyết liệt "Thông điệp 5K" của Bộ Y tế. Thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng như đeo khẩu trang, khai báo y tế, không tập trung đông người…

Thủ tướng yêu cầu ngành y tế đẩy nhanh quá trình nghiên cứu phát triển và thử nghiệm vaccine cũng như có kế hoạch nhập khẩu vaccine để phục vụ tiêm chủng trên diện rộng.

Cùng với phòng chống dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ lịch sử ở miền Trung, Tây Nguyên và rét đậm, rét hại ở miền núi phía bắc vừa qua, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và các mặt khác, không để người dân thiếu đói, không có nhà ở, bảo đảm mọi gia đình đều vui Xuân đón Tết.

Thứ ba, tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh thúc đẩy 3 không gian kinh tế: Kinh tế trong nước với thị trường gần 100 triệu dân, kinh tế quốc tế với hội nhập được đẩy mạnh và kinh tế số. Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện kịch bản, các giải pháp và thường xuyên kiểm điểm, đánh giá thực hiện.

Theo đó, Thủ tướng lưu ý một số nội dung nổi bật, đó là nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động bố trí nguồn lực và triển khai các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động bị mất việc, thiếu việc làm, giảm sâu thu nhập do đại dịch COVID-19 và khôi phục sản xuất, kinh doanh, trong đó, “có giải pháp mà các đồng chí đã nói là kích cầu đầu tư, giảm phí, miễn giảm một số khoản mà quy định pháp luật cho phép”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các bộ ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án về gói hỗ trợ thứ 2.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện quyết liệt ngay từ những tháng đầu năm, thường xuyên đôn đốc triển khai các dự án, công trình quan trọng. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tạo chuyển biến thực chất hơn nữa về môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng.

Thủ tướng đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ vướng mắc cho đầu tư mà nhiều năm qua chưa làm được. Đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất, ứng dụng công nghệ cao của khu vực và thế giới.

Thủ tướng nhấn mạnh việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống, đi liền với đó là bảo vệ rừng và trồng rừng, triển khai chủ trương “Trồng 1 tỷ cây xanh”. Thủ tướng lưu ý tổ chức "Tết trồng cây" ngay sau Tết Tân Sửu, “như tỉnh Bến Tre vừa phát động và sắp tới đây là Phú Yên cùng nhiều địa phương khác chứ không chỉ một địa phương hưởng ứng chủ trương này.

Về nhiệm vụ thứ tư, Thủ tướng yêu cầu tập trung chuẩn bị phục vụ Tết, bảo đảm cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, hạnh phúc. Không chỉ bảo đảm nguồn cung hàng hóa Tết cho người dân, thực hiện tốt Chỉ thị 48 của Ban Bí thư, và Chỉ thị 44 của Chính phủ, Thủ tướng còn nhấn mạnh phải bảo đảm an ninh trật tự trong bối cảnh hiện nay, nhất là đấu tranh, phòng chống buôn bán pháo nổ, gian lận thương mại, ngăn chặn những đường dây đưa hàng hóa trái phép vào Việt Nam.

“Tôi đề nghị các đồng chí trên tinh thần là phải lo chu đáo Tết cho người dân”, Thủ tướng nói, để không ai thiếu Tết, đặc biệt quan tâm với đối tượng chính sách, người nghèo, đô đồng bào vùng thiên tai, vùng sâu, vùng bị phong tỏa do có dịch, bảo đảm mọi gia đình đều có Tết.

Thủ tướng lưu ý cần chấn chỉnh hoạt động lễ hội sau Tết. Ngay sau Tết, phải bắt tay vào công việc, không để xảy ra tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức; không dùng ngân sách Nhà nước, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi. Tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương có kế hoạch bố trí cán bộ, nhân viên thực hiện nghiêm chế độ trực Tết, thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo.

Tất cả các nhà máy, xí nghiệp và các địa phương phải có kế hoạch cụ thể để đưa người lao động trở lại doanh nghiệp làm việc kịp thời sau Tết, không để ảnh hưởng tới sản xuất, hoạt động kinh doanh.

Các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí tăng cường thông tin tuyên truyền về thành tựu của đất nước, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, hoạt động văn hóa thể thao, lễ hội dịp Tết phù hợp với tình hình COVID-19, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.

 Theo chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Đồng Nai: Bổ nhiệm Ông Nguyễn Thế Phong làm Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch
Đồng Nai: Bổ nhiệm Ông Nguyễn Thế Phong làm Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

Ông Nguyễn Thế Phong được bổ nhiệm, giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (nhiệm kỳ 2021-2026)…

Bình Định tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó sự cố tràn dầu
Bình Định tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị “Tập huấn, tuyên truyên nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó sự cố tràn dầu”. Tại Hội nghị, hơn 150 cơ sở có hoạt động xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Định được trang bị những kiến thức, kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu…

Mưa lũ không ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
Mưa lũ không ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Những ngày vừa qua, ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến nhiều khu vực dân cư ven sông Cầu của tỉnh Thái Nguyên ngập úng nặng nề. Tuy nhiên, mưa lũ không làm ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Đồng Nai: Huyện Long Thành cần đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo mặt bằng sạch tại hai khu đất đấu giá
Đồng Nai: Huyện Long Thành cần đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo mặt bằng sạch tại hai khu đất đấu giá

Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu huyện Long Thành đẩy nhanh tiến độ lập bản đồ, điều chỉnh ranh giới, lập quy hoạch chi tiết 1/500, xử lý tài sản và chồng lấn để đảm bảo mặt bằng sạch 100%, tại 2 khu đất đấu giá thuộc xã Long Đức.

Huyện Lâm Bình - Tuyên Quang: Cấm người và phương tiện tham gia giao thông qua đèo Kéo Nàng
Huyện Lâm Bình - Tuyên Quang: Cấm người và phương tiện tham gia giao thông qua đèo Kéo Nàng

Do mưa lớn kéo dài, tại km 209+900 ĐT.185 (khu vực đèo Kéo Nàng, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) bị sạt lở, gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại...

Công điện về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ
Công điện về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký công điện số 6908/CĐ-BCT ngày 10 tháng 9 năm 2024 về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.