Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng giao 10 nhiệm vụ cho ngành Công Thương

Tại Hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp ngành Công Thương cần tập trung thực hiện trong năm 2021 và những năm tới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành Công Thương
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành Công Thương.

Một là, triệt để bám sát những nội dung nhiệm vụ trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, định hướng đến năm 2022. Đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất, cần được coi là trọng tâm xuyên suốt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của cả năm 2021.

Hai là, tiếp tục tập trung vào công tác hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong các lĩnh vực theo hướng chuyển tư duy quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển gắn liền với nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước, thực hiện phân công, phân cấp một cách mạnh mẽ hơn cho các địa phương.

Ba là, tập trung đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhằm tạo bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo. Trong đó lấy trọng tâm là tổ chức triển khai khẩn trương và thực chất Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Định hướng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo Chương trình hành động chung của Chính phủ đã được chính thức ban hành tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03/9/2020, tạo sự chuyển biến về chất trong quá trình tái cơ cấu và phát triển công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới.

Bốn là, tập trung cao độ vào giải quyết các vấn đề còn tồn tại nhằm bảo đảm nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước trong thời gian tới theo hướng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu điện năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025. Đẩy mạnh phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo để bổ sung nguồn điện, phù hợp với cơ chế, chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo hiện hành của Chính phủ.

Hoàn thành xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, có xét đến 2045 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quy hoạch năng lượng quốc gia... đảm bảo tính liên tục, đồng bộ với mục tiêu đạt hiệu quả chung và đẩy mạnh phát triển kinh tế.

- Năm là, tập trung triển khai thực thi có hiệu quả và khai thác tốt các cơ hội thị trường do các Hiệp định thương mại tự do mang lại. Tới nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTAs, trong đó 14 FTAs đã chính thức đi vào thực thi. Để khai thác tốt lợi ích mà các FTAs này mang lại cần tập trung phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế trong hệ thống chính trị, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội. Triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện các FTA đã có hiệu lực, các cam kết với WTO và ASEAN.

Sáu là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; đa dạng hóa, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường. Thực hiện Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ"; kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu, chủ động phòng ngừa, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, bảo vệ hợp lý các ngành sản xuất trong nước.

Bảy là, tăng cường nghiên cứu các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình hoạch định chính sách về hội nhập. Cần hết sức coi trọng công tác theo dõi, bám sát diễn biến tình hình cả ở trong nước và quốc tế để từ đó có những phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, bảo đảm cho quá trình hội nhập của Việt Nam hiệu quả và bền vững hơn.

Tám là, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận xuất xứ... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh trực tiếp góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Chín là, thúc đẩy sự phát triển và phát huy hiệu quả vai trò thị trường trong nước, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, phát triển mạnh thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị, chú trọng đến các mặt hàng nông sản.

Mười là, tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kỷ cương kỷ luật hành chính trong ngành, gắn với trách nhiệm nêu gương của cấp lãnh đạo trong Bộ, ngành Công Thương gắn với phương châm hành động của Chính phủ. Thực hiện tốt công tác cán bộ, cán bộ phải thực sự vì công việc, có bản lĩnh, sáng tạo, kiến thức đảm đương tốt nhiệm vụ, công việc được giao.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa
Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa

Tính đến 15h ngày 23/9/2024, tình hình mưa lũ đã làm ảnh hưởng, gián đoạn cung cấp điện đến 4.262 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam
Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam

Lái xe vận chuyển hàng từ Việt Nam sang lào, khi về mua pháo mang về thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Với hành vi trên, Nguyễn Đức Tâm (trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị Tòa án nhân dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) tuyên phạt 24 tháng tù giam.

TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ
TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ

Sáng 23/9, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các phường, xã có đê và các phòng, ban, đơn vị của thành phố chủ động triển khai các phương sẵn sàng ứng phó với mực nước lũ đạt báo động II và vượt báo động II trên sông Mã.

Lào Cai vẫn còn 3 trường học chưa thể đón học sinh trở lại
Lào Cai vẫn còn 3 trường học chưa thể đón học sinh trở lại

Từ ngày 16/9/2024, các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai tổ chức hoạt động dạy học trở lại. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, địa phương vẫn còn 3 trường chưa thể đón học sinh trở lại học tập.

Thanh Hóa tăng cường công tác tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều
Thanh Hóa tăng cường công tác tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều

Chiều 23/9, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về công tác tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.

Lào Cai cần hỗ trợ 120 tấn lúa giống để khôi phục sản xuất bị thiệt hại do cơn bão số 3
Lào Cai cần hỗ trợ 120 tấn lúa giống để khôi phục sản xuất bị thiệt hại do cơn bão số 3

UBND tỉnh Lào Cai có Tờ trình đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ các loại giống cây trồng để tỉnh kịp thời hỗ trợ nông dân triển khai vụ đông, khôi phục sản xuất sau bão,lũ.