Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thời gian qua, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương, của các thành viên Ban Chỉ đạo, công tác CCHC đã có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện.
Chiều 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC của 10 tháng năm 2023, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, bàn phương hướng, nhiệm vụ CCHC những tháng cuối năm và những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong triển khai các nhiệm vụ CCHC.
Cùng dự có Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, cùng lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Phiên họp được kết nối đến 63 tỉnh thành trong cả nước.
Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, CCHC là vấn đề rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, bảo đảm đời sống cho người lao động, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước đặc biệt quan tâm, nhất là tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
Thủ tướng cho biết, thời gian qua, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương, của các thành viên Ban Chỉ đạo, công tác CCHC đã có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện trên cả 06 nội dung là cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính (TTHC); Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số). Trong đó, công tác cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách chế độ công vụ có nhiều cải thiện; góp phần quan trọng vào ổn định và thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước.
Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ rõ, TTHC vẫn còn rườm rà, môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng; người dân, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều gian nan khi giải quyết hồ sơ TTHC ở một số lĩnh vực; kỷ luật, kỷ cương hành chính nhiều nơi còn chưa nghiêm, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm chưa được giải quyết triệt để… Những tồn tại, hạn chế đó cần sớm khắc phục để mau chóng khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình; chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất, thông thoáng nhất cho người dân, doanh nghiệp. phát biểu ngắn gọn, không sa đà vào thành tích mà tập trung vào phân tích những khó khăn, rào cản và đề xuất các phương hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực để đạt được mục tiêu CCHC năm 2023.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo tại Phiên họp: Công tác cải cách hành chính thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, công tác chỉ đạo điều hành đã tập trung vào những vấn đề trọng tâm, có nhiều chuyển biến tích cực. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị quyết, chỉ thị, công điện đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách TTHC, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; thành lập 05 Tổ công tác, 26 đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công. Vai trò người đứng đầu trong CCHC từng bước được phát huy; 63/63 địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ đạo CCHC.
Công tác cải cách thể chế, xây dựng pháp luật được đặc biệt quan tâm, có nhiều đổi mới; nhiều vướng mắc về sản xuất kinh doanh, tài khóa, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… được tháo gỡ. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã tổ chức 08 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, ban hành 79 Nghị định; TTgCP ban hành 27 Quyết định quy phạm…
Cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh, từ 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh. Các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 437 TTHC liên quan đến giấy tờ công dân; 21/22 Bộ và 61/63 địa phương đã công bố danh mục TTHC nội bộ...
Cải cách tổ chức bộ máy được triển khai quyết liệt, có nhiều chuyển biến tích cực: Đa số các bộ đã hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bên trong; 63/63 địa phương cơ bản hoàn thành rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong các sở, ngành; bộ máy tổ chức đã được tinh gọn đáng kể. Quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn.
Một số thể chế, chính sách quan trọng về công vụ, công chức được ban hành, như Nghị định 73/2023 về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài; đã bãi bỏ 10 Thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức…
Chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số được triển khai quyết liệt, thực chất, nhất là việc ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử; tăng cường chất lượng dịch vụ công (DVC) ; triển khai Đề án 06.
Theo VOV
Tin mới
Bắc Ninh: Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
Vĩnh Phúc: Rút báo động III trên sông Phó Đáy
Hồi 13 giờ ngày 12/9, mực nước trên sông Phó Đáy tại trạm đo thủy văn Kim Xá là +15,86 m, dưới báo động III 0,14m...
Bảo hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi
Bảo hiểm Bảo Việt đã tiếp nhận 692 vụ tổn thất với tổng bồi thường ước tính 950 tỷ đồng sau gần 6 ngày kể từ cơn bão số 3 (Yagi). Doanh nghiệp đang khẩn trương triển khai công tác giám định và phương án tạm ứng bồi thường cho các thiệt hại nghiêm trọng.
Hội Chữ thập đỏ TP. Hải Phòng có Chủ tịch mới
Sáng 12/9, Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Hội 9 tháng, bầu chức danh Chủ tịch Hội và phát động ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi Bão số 3 (Yagi).
Đóng cửa xả đáy thứ 6 hồ Thủy điện Tuyên Quang
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điện Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang, theo đó đóng tiếp cửa xả đáy thứ 6 hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14h ngày 12/9/2024...
Giá xăng dầu lao dốc: Xăng RON 95 chỉ còn hơn 19.000 đồng/lít, dầu diesel giảm 930 đồng/lít
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu được điều chỉnh từ 15h hôm nay, 12/9. Cụ thể, giá xăng RON 95 xuống mức chỉ còn hơn 19.000 đồng/lít; giá diesel giảm 930 đồng/lít, còn 17.160 đồng/lít.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào