Thu hút FDI: Bài toán lợi ích và câu chuyện hậu kiểm
Việc Samsung đầu tư vào Việt Nam được ví như một
Việc Samsung đầu tư vào Việt Nam được ví như một “hiện tượng” - không chỉ bởi lượng vốn đầu tư rất lớn (lên tới trên 6,85 tỷ USD), nếu tính cả Dự án Samsung Display, mà còn vì quá trình triển khai nhanh và hiệu quả, tạo sức lan tỏa đến kinh tế - xã hội Việt Nam…
Hình mẫu đầu tư “khủng”
Cũng cần phải nhắc lại rằng, ngay khi Samsung đưa nhà máy sản xuất điện thoại di động, vốn đầu tư 670 triệu USD, đi vào hoạt động vào tháng 4/2009, dư luận đã coi dự án này như là một hình mẫu trong thu hút FDI.
Lý do, vào thời điểm đó, Samsung là một trong hiếm hoi các đại gia công nghệ nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến, sau “cú hích” Intel.
Dự án của Samsung không chỉ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, mà còn tạo kỳ vọng trong thu hút các nhà đầu tư vệ tinh, đầu tư cho R&D, tạo việc làm, tăng xuất khẩu, thu ngân sách… và cả cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của một tập đoàn hàng đầu thế giới.
5 năm sau khi Samsung Bắc Ninh đi vào hoạt động, tất cả những kỳ vọng đó đã trở thành hiện thực. Ban đầu chỉ là lắp ráp, nhưng từng bước, Samsung đã đầu tư cho các nhà máy sản xuất linh phụ kiện cho điện thoại di động và thực sự sản xuất ở Việt Nam.
Việt Nam, từ chỉ là “cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” của Samsung, đã trở thành “cứ điểm sản xuất mới”, rồi “cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh” của tập đoàn này.
Những đóng góp của Samsung cho kinh tế - xã hội Việt Nam cũng tăng nhanh cùng với các kế hoạch đầu tư thần tốc của Samsung tại Việt Nam. Từ 245 triệu USD kim ngạch xuất khẩu của năm đầu tiên đến việc trong năm 2013, đã đóng góp tới 23,9 tỷ USD cho tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 132 tỷ USD của Việt Nam, đạt giá trị gia tăng khoảng 7,6 tỷ USD. Con số này trong năm nay, dự kiến khoảng 30 tỷ USD và sẽ tăng nhanh trong những năm tới.
Với khoảng 1.000 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2013, năm đầu tiên Samsung phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau 4 năm được miễn…
Và bài toán lợi ích?
Nhìn nhận về câu chuyện đầu tư và bài toán lợi ích của Samsung đem lại cho Việt Nam, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, việc đầu tư của Samsung tại Việt Nam trong những năm gần đây, bắt đầu từ dự án Samsung Electronic Bắc Ninh với vốn đầu tư ban đầu là 670 triệu USD, đến nay, với sự mở rộng và tăng vốn của dự án này đến 2,5 tỷ USD, đầu tư mới tại Thái Nguyên (2013 - 2014) với tổng vốn lên tới 5 tỷ USD và tại TP. HCM 2014 là 1,4 tỷ USD, cho thấy tổng vốn đăng ký của Samsung tại Việt Nam hiện lên tới gần 9 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông Thắng cũng lưu ý, bên cạnh đó, vẫn còn một số mặt còn tồn tại cần phải lưu ý trong công tác quản lý nhà nước.
Trước hết, cần đánh giá việc thực hiện các cam kết của Samsung với Việt Nam trước khi đầu tư và khi được cấp phép đầu tư về vốn thực hiện, về mức lương và chế độ phúc lợi đối với người lao động, về bảo đảm các tiêu chuẩn để trở thành các doanh nghiệp chế xuất, trong đó, đáng chú ý là việc thực hiện tiêu chí nghiên cứu và phát triển R&D... Bởi chỉ với việc thực hiện đúng các cam kết này, Samsung mới có thể hưởng các ưu đãi mà Chính phủ, cũng như các địa phương nơi Samsung đầu tư dành cho như việc hưởng mức thuế TNDN 10% trong 30 năm và các ưu đãi khác.
Đến nay, sản xuất của Samsung đã thực hiện ở quy mô rộng, sản phẩm xuất khẩu đã đạt được các mục tiêu đạt ra. Samsung đã tiến hành tái đầu tư ở Việt Nam bằng chính các lợi nhuận thu được từ Việt Nam. Do vậy, để thu hút các nguồn vốn FDI (mà Samsung chỉ là một ví dụ), Việt Nam cần tăng cường công tác hậu kiểm. Bài học quản lý các dự án FDI quy mô lớn cho thấy công tác hậu kiểm đối với các dự án này là hết sức cần thiết.
“Thực hiện đúng các cam kết của mình, không đòi hỏi các ưu đãi mới, không lách các lỗ hổng luật pháp, không tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt thực hiện các dịch vụ cho các nhà đầu tư lớn nước ngoài,... thì lúc đó, đầu tư nước ngoài mới thực sự mang lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế Việt Nam”, ông Thắng nhấn mạnh.
Tuyết Hoa
Tin mới
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững