Thị trường bất động sản nhà ở TP. HCM và vùng phụ cận: Ghi nhận nhiều diễn biến tích cực trong quý II/2024
Trong quý II/2024, thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở TP. HCM và vùng phụ cận tiếp tục ghi nhận nhiều diễn biến tích cực ở các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà phố/biệt thự. Bước sang quý III/2024, dự báo tình hình tăng trưởng sẽ rõ nét hơn ở một số phân khúc.
Tín hiệu tốt từ một số phận khúc
Theo Tập đoàn dịch vụ BĐS DKRA (DKRA Group) ở TP. HCM và vùng phụ cận, thị trường BĐS ghi nhận sự cải thiện đáng kể về nguồn cung sơ cấp và sức tiêu thụ trong các phân khúc chủ đạo. Phần lớn giao dịch tập trung ở những dự án hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, được triển khai bởi các chủ đầu tư có uy tín trên thị trường,… Nhiều chính sách ưu đãi được áp dụng rộng rãi nhằm gia tăng thanh khoản trong giai đoạn này.
Cụ thể, phân khúc đất nền trong quý II, nguồn cung sơ cấp tăng khoảng 5% so với quý trước, tập trung chủ yếu ở thị trường các tỉnh giáp ranh như Bình Dương - Long An - Đồng Nai. Sức cầu chung của thị trường cải thiện đáng kể so với quý I/2024, tuy nhiên vẫn còn khá thấp so với giai đoạn 2019 trở về trước. Giao dịch tập trung cục bộ ở nhóm sản phẩm hoàn thiện hạ tầng, pháp lý với mức giá trung bình dưới 30 triệu đồng/m2. Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động so với đầu năm, trong khi giá thứ cấp tăng nhẹ so với quý trước (khoảng 1%).
Phân khúc căn hộ ghi nhận 126 dự án sơ cấp triển khai bán hàng (khoảng 14,538 căn) trong quý, tăng 12% so với quý trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023. TP. HCM dẫn đầu về nguồn cung sơ cấp trong quý, phần lớn đến từ các dự án căn hộ hạng A, hạng sang thuộc khu Đông. Thanh khoản ghi nhận một số điểm sáng nhất định, lượng tiêu thụ sơ cấp toàn thị trường tăng mạnh 88% so với quý trước hay tăng 82% so với cùng kỳ năm 2023. Giá bán sơ cấp duy trì ở mức tương đương quý I. Thanh khoản thị trường thứ cấp có sự khởi sắc nhưng vẫn ở mức thấp và khó có sự đột biến trong ngắn hạn.
Nhà phố/biệt thự khu vực TP. HCM và vùng phụ cận ghi nhận nguồn cung và lượng tiêu thụ sơ cấp tăng lần lượt 12% và gấp 4.5 lần so với quý trước. Trong đó, TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương giữ vai trò chủ lực về tỷ trọng nguồn cung sơ cấp với tỷ lệ đạt khoảng 91%. Sức cầu thị trường cải thiện đáng kể, lượng tiêu thụ tăng mạnh so với quý trước, giao dịch phát sinh chủ yếu ở nhóm sản phẩm hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, được triển khai bởi các chủ đầu tư có uy tín trên thị trường.
Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng ghi nhận sự gia tăng đột biến về nguồn cung ở phân khúc condotel, những phân khúc còn lại tiếp tục đà sụt giảm. Cụ thể:
Ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, nguồn cung sơ cấp giảm 5% so với cùng kỳ, bên cạnh đó nguồn cung mới cũng liên tục sụt giảm khi chỉ chiếm khoảng 6% tổng nguồn cung cả nước. Khu vực miền Trung và miền Nam tiếp tục dẫn dắt nguồn cung toàn thị trường. Sức cầu chung ở mức thấp, lượng tiêu thụ giảm 69% so với cùng kỳ - đây là mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua. Mặt bằng giá bán sơ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang. Thị trường thứ cấp ghi nhận mức giá giảm trung bình 15% - 20% so với giá hợp đồng, cục bộ có những dự án giảm sâu đến 40% - 50% nhưng vẫn gặp khó khăn trong thanh khoản.
Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng ghi nhận nguồn cung tiếp tục sụt giảm, hơn 97% nguồn cung sơ cấp trong quý đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ. Thị trường vẫn chưa thoát khỏi “vùng tối” dù ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc. Giá bán sơ cấp không có nhiều biến động và tiếp tục xu hướng đi ngang. Thị trường tiếp tục gặp nhiều khó khăn về thanh khoản lẫn khả năng tăng giá khi niềm tin của nhà đầu tư, cũng như động thái phục hồi của phân khúc này vẫn còn rất thấp.
Phân khúc condotel, nguồn cung sơ cấp quý II/2024 tăng 51% so với cùng kỳ, phần lớn nguồn cung đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ (chiếm hơn 66%). Đáng chú ý, nguồn cung mới cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, mức tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ nhưng chỉ tập trung cục bộ tại một dự án ở Khánh Hòa. Theo đó, lượng tiêu thụ cũng tăng đột biến so với cùng kỳ (tăng 6.8 lần), tuy nhiên giao dịch chỉ tập trung chủ yếu tại một dự án ở Khánh Hòa, riêng những dự án cũ hầu hết đều có tình hình bán hàng chậm hoặc đóng giỏ hàng không ghi nhận phát sinh giao dịch. Giao dịch tập trung chủ yếu ở những dự án quy mô lớn với mức giá bán dưới 3 tỷ đồng/căn.
Đất nền vẫn là kênh chủ lực của thị trường
Theo dự báo từ DKRA Group, nguồn cung mới phân khúc đất nền trong quý III/2024 có nhiều cải thiện so với hai quý đầu năm và dao động trong khoảng từ 450 - 550 nền, tập trung chủ yếu ở Bình Dương, Long An. Thanh khoản thị trường duy trì khởi sắc, trong đó, các khu vực vùng phụ cận TP. HCM có thể sẽ dẫn dắt thị trường. Quy định về Luật Đất đai chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho thị trường trong thời gian tới.
Về phân khúc căn hộ, nguồn cung mới và lượng tiêu thụ dự báo sẽ tiếp tục có sự hồi phục nhất định. Phân khúc căn hộ hạng A tiếp tục giữ vị thế chủ đạo tại TP. HCM trong khi phân khúc hạng B và C dẫn dắt nguồn cung mới tại thị trường các tỉnh giáp ranh. Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản dự kiến có hiệu lực sớm trong Quý III/2024, đồng thời lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ở mức thấp,… kỳ vọng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng tích cực lên sức cầu thị trường.
Nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự dự báo tiếp tục đà tăng trưởng tích cực của quý trước, dao động khoảng 950 - 1,050 căn, phân bổ chủ yếu tại: TP. HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặt bằng giá sơ cấp duy trì xu hướng ổn định so với quý trước, bên cạnh đó, để kích cầu thị trường, các chủ đầu tư cũng linh hoạt điều chỉnh phương thức thanh toán, chính sách bán hàng,… phù hợp với tình hình thực tế.
Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung condotel dự báo giảm đáng kể so với quý II/2024, dao động khoảng 400 - 500 căn, tập trung phần lớn tại Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh. Trong khi đó, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng không có nhiều biến động so với quý II.
Ngoài ra, sức cầu chung thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp, đà giảm dự kiến kéo dài đến hết năm 2024 và mặt bằng giá sơ cấp duy trì ổn định và khó có những biến động rõ nét trong ngắn hạn.
Thuận Yến
Tin mới
Trắng đêm để không “trắng sóng”
Bão Yagi vừa có dấu hiệu suy yếu, những người lính kỹ thuật của Viettel lập tức lao mình vào “cuộc chiến” khắc phục sự cố. Áp lực chạy đua với thời gian, khôi phục thông tin liên lạc cho người dân mới thật sự bắt đầu.
Kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra chuyên đề về lĩnh vực thương mại điện tử năm 2024, Đội số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra tại Công ty TNHH DPCTP, địa chỉ: Phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Điều kiện xét chuyển, bổ nhiệm chức danh y tế công cộng
Ông Nguyễn Việt (Kiên Giang) làm việc tại trung tâm y tế, là Kỹ sư hạng III, mã V.05.02.07, đã học xong thạc sĩ y tế công cộng. Ông Việt hỏi, ông có được xét hoặc thi vào chức danh Y tế công cộng hạng II không?.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hà Nam cần tiếp tục gia cố các điểm đê xung yếu
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dành gần 2 tiếng đồng hồ đi cano trên sông Hồng để thị sát tình hình mưa lũ, thiệt hại về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và công tác phòng, chống lũ tại các xã trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam đã hoạt động bình thường trở lại
Tính đến thời điểm ngày 12/9, tuyến đường sắt Bắc - Nam (tàu Thống Nhất) đã hoạt động bình thường trở lại sau các thông báo hủy chạy tàu do ảnh hưởng bão và hoàn lưu bão số 3.
Bắc Ninh: Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào