Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục thu hút các nhà đầu tư ngoại
Trong số 66 dự án được cấp mới tại Hà Nội vào qUÝ I/2021, có 5 dự án trung tâm mua sắm và siêu thị, đóng góp 13,48 triệu USD tương đương 27% vốn FDI đăng ký mới tại thủ đô. Cả 5 dự án đều được phát triển bởi những nhà đầu tư lớn, theo đuổi hoạt động đầu tư dài hạn tại Việt Nam đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bán lẻ truyền thống chiếm 74% thị phần
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong Quý 1/2021 tổng lượng vốn FDI đăng ký mới vào các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và sửa chữa động cơ là 22,13 triệu USD, từ 42 dự án và chiếm 0,3% tổng vốn cả nước. Tại Hà Nội, vốn đăng ký mới trong lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa động cơ là 19,69 triệu USD từ 32 dự án, chiếm 40% tổng vốn vào Hà Nội và 89% tổng vốn FDI của cả nước vào riêng lĩnh vực này.
Về thị trường bán lẻ, Việt Nam có lợi thế lớn với nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Trong Qúy I/2021, GDP của Việt Nam đạt tăng trưởng 4,5%, thể hiện các hoạt động kinh tế tích cực trong bối cảnh đại dịch toàn cầu. Vốn FDI cam kết trong quý đầu tiên tăng 18,5%, trong khi FDI giải ngân tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, số lượng dân số tăng đều và chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh cũng khiến thị trường bán lẻ tại Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải những thử thách nhất định khi đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Tại Việt Nam, bán lẻ truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo. Theo thống kê của Nielsen, bán lẻ truyền thống, bao gồm các cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống, vẫn chiếm 74% thị phần thị trường, và tăng 1%/năm. Trong khi đó, bán lẻ hiện đại chiếm 26% thị phần, với mức tăng 12%/năm. Hơn nữa, tuy thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp nắm giữ thị trường chủ yếu vẫn là những thương hiệu nội địa như Vingroup, Masan và MWG. Do không đủ khả năng cạnh tranh, một số nhà bán lẻ nước ngoài đã phải rời khỏi thị trường. Trong khi đó, những doanh nghiệp nội địa đã nắm bắt thành công cơ hội M&A để tăng quy mô cũng như mở rộng thêm thị phần thị trường bán lẻ trong nước.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn giữ lợi thế về môi trường đầu tư như ổn định chính trị và chính sách quản lý vốn, tất cả đều tạo thêm sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Mặc dù đầu tư bất động sản tạm thời gặp các vướng mắc về pháp lý, Thủ tướng Chính phủ đang thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tạo thêm cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá quỹ đất”.
Ngành bán lẻ vẫn còn tiềm năng đáng kể
Đánh giá về các giải pháp dành cho các nhà bán lẻ quốc tế, ông Matthew Powell cho rằng: “Các nhà bán lẻ thường được xem là những doanh nghiệp mang lại sự tiện lợi và giá trị đồng tiền. Do đó, việc quản lý chặt chẽ nguồn lực và giữ vững tỷ suất lợi nhuận sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ gặt hái được nhiều thành công hơn tại thị trường Việt Nam. Các yếu tố có thể hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được tối đa cơ hội trong thị trường bán lẻ gồm: quan hệ và quy mô, cam kết giá trị hấp dẫn, xây dựng mô hình kinh doanh vững chắc, xây dựng thương hiệu, nắm rõ thị trường bán lẻ, không ngừng đổi mới và phát triển trên nền tảng đa kênh”.
Theo Giám đốc Savills Hà Nội, ở bình diện triển vọng, Việt Nam hiện có chỉ số kinh tế vĩ mô hứa hẹn như tăng trưởng GDP mạnh mẽ, tăng trưởng chi tiêu đi kèm với quá trình đô thị hoá nhanh. Nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh hấp dẫn, Việt Nam được xem như một điểm đến đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đà tăng trưởng GDP, tốc độ đô thị hoá tại Việt Nam dự kiến vẫn tiếp tục diễn ra nhanh chóng. Số lượng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đồng thời gia tăng. Theo nghiên cứu của World Bank, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện chiếm 13% tổng dân số và sẽ đạt 26% vào năm 2026. Tăng trưởng này sẽ tạo ra sự thay đổi lạc quan trong tổng chi tiêu tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, việc GDP bình quân đầu người gần chạm mức 3,000 USD cũng đồng thời cho thấy tiềm năng đáng kể cho ngành bán lẻ tại Việt Nam.
Một điểm đáng chú ý khác, các hiệp định thương mại song và đa phương giữa Việt Nam và các đối tác sẽ hỗ trợ sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường bán lẻ.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ nhất tại khu vực, điều này đã thúc đẩy các công ty toàn cầu đầu tư nhiều hơn nữa vào thị trường thương mại điện tử trong nước. Theo số liệu của Bộ Công Thương, 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, đưa thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD. Theo Kế hoạch Tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, đến năm 2025, có tới 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hoá và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600USD/người/năm. Doanh số thương mại điện tử mô hình B2C tăng 25%, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Theo dự báo, 55% tổng dân số Hà Nội sẽ mua sắm trực tuyến trên các nên tảng thương mại điện tử, với tăng trưởng doanh thu đạt 20%/năm vào năm 2025.
Phương Thảo
Tin mới
Hà Nội: Hàng trăm ha đào Nhật Tân bị lụi tàn sau cơn bão số 3
Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão lịch sử (bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao, khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ (Hà Nội) bị hư hỏng do úng nước...
Thêm một nhà băng nhập cuộc tăng lãi suất kỳ hạn 24-36 ở mức cao nhất
Ghi nhận lãi suất ngân hàng hôm nay (17/9), tiếp tục có thêm một nhà băng tăng lãi suất huy động. Ngân hàng này đang trả lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn 24-36 ở mức cao nhất, lên đến 6%/năm.
Cục Thuế tỉnh Bình Thuận chấm dứt cưỡng chế thuế 13,06 tỷ đồng tại Bitagco
Công ty cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (Bitagco, mã ABS – sàn HOSE) nhận được quyết định chấm dứt cưỡng chế về thuế số tiền 13,06 tỷ đồng.
Long An đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão
Thông tin từ UBND tỉnh Long An, Sở Giao thông vận tải tỉnh đã có văn bản đề nghị các đơn vị kinh doanh vận tải; các bến xe khách; các cở sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe ô tô triển khai thực hiện các nội dung nhằm đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão.
Thiết kế đẳng cấp nâng tầm chuẩn sống tại tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence
Tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence nổi bật với vị trí đắc địa sát biển cùng mật độ xây dựng thấp, hệ thống tiện ích cao cấp bậc nhất nơi “đất vàng xứ Nghệ” Cửa Lò. Các căn hộ được thiết kế tối ưu không gian để các chủ nhân tương lai thỏa sức sáng tạo cho mái ấm của mình nơi miền biển.
Long An tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
UBND tỉnh Long An đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư nghiêm túc triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 8/8/2024, Công điện 04/CĐ-BKHĐT ngày 7/8/2024 và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ