Thẻ vay tiêu dùng: Lợi bất cập hại
Vay tiêu dùng hiện đang là một trong những hoạt động tín dụng phổ biến được nhiều ngân hàng (NH) cũ
Vay tiêu dùng hiện đang là một trong những hoạt động tín dụng phổ biến được nhiều ngân hàng (NH) cũng như các tổ chức tài chính (TCTC) dành cho người tiêu dùng ( NTD). Lợi là ở chỗ, NTD có thể được vay “nóng” tiền NH, TCTC... Tuy nhiên, nếu không biết tính toán, NTD rất dễ rơi vào “bẫy” lãi suất cao.
Dễ dãi trong việc mở thẻ
Trên thực tế, không thể phủ nhận lợi ích từ việc vay tiêu dùng, vì thế hiện nay nhiều NTD chọn hình thức này. Bởi thủ tục đơn giản, định mức thanh toán lớn. Hơn nữa, họ không bị tính lãi trong kỳ thanh toán. NH, TCTC nào cũng mời chào, tư vấn khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Sự dễ dãi và thuận tiện này khiến một khách hàng có thể có trong tay không chỉ một, hai, mà thậm chí còn 4 - 5 thẻ tín dụng.
Theo chị Nguyễn Thị Hoa, nhân viên phát hành thẻ của một NH thì, thủ tục để đăng ký làm một thẻ tín dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần chứng minh thư, hộ khẩu, bảng lương có xác nhận của công ty hoặc bảng sao kê lương tại NH,... là có thể mở một tài khoản. Hạn mức của thẻ sẽ tùy thuộc vào mức thu nhập của NTD, người nào lương cao có thể vay tiêu dùng được nhiều, còn ít thì vay tiêu dùng ít.
Tuy nhiên, khi mở thẻ vay tiêu dùng, nhiều người không tính toán được khi mỗi NH, TCTC đều tính mức tiêu dùng theo một chu kỳ, thông thường 1 chu kỳ khoảng 1 tháng. Nếu thanh toán trong chu kỳ đó thì khách hàng sẽ không phải trả lại, còn nếu vay lâu hơn sẽ phải chịu mức lãi khá “chát”. Điểm nữa là các thẻ vay tiêu dùng đều được sử dụng để thanh toán mua hàng qua thẻ là chủ yếu. Nếu khách hàng mà rút tiền mặt, sẽ phải chịu mức phí khoảng 6 - 7% giá trị tiền cần rút.
Không những thế, khi cầm thẻ trong tay, nhiều NTD không nắm được hết các quy định ràng buộc khi mở thẻ tín dụng. Họ “thoải mái” tiêu pha mà chẳng tính toán gì đến thời gian cũng như mức lãi suất nếu thanh toán chậm. Nhiều NTD đã trở thành “con nợ” của NH, khi cứ phải chạy theo trả tiền gốc và tiền lãi quá hạn cao “ngất ngưởng”.
Rơi vào “bẫy” lãi suất
Chị Nguyễn Thu Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, khi được mời chào mở thẻ vay tiêu dùng, chị đã rất hồ hởi bởi thủ tục thì đơn giản và lại có một khoản tiền kha khá trong tài khoản có thể dùng lúc nào muốn. Tuy nhiên, sử dụng một thời gian chị Hiền mới ngã ngửa, mình đang không kiểm soát được mức độ chi tiêu như trước đây. Không những thế, khi muốn rút tiền mặt, chị Hiền đã phải trả một khoản lãi cao ngất ngưởng. Hiện tại, chị đang phải chịu khoản lãi suất “khủng”, phải “nai lưng” để trả nợ “hậu quả” do mình gây ra. Và nghiêm trọng hơn, nếu không có khả năng trả được hết nợ, chị sẽ phải đứng trước nguy cơ đối diện với vòng lao lý.
Tín dụng cá nhân có thể xem là một trong những biểu hiện tích cực của bộ mặt kinh tế. Tuy nhiên, không ít chuyên gia lo ngại nợ xấu từ thẻ tín dụng sẽ gia tăng một khi nền kinh tế có dấu hiệu ngày một sa sút như hiện nay. Phí cao, lãi cao nhưng rủi ro từ cho vay qua thẻ cũng rất lớn vì đây là loại hình cho vay tín chấp.
Một chuyên gia tài chính cho rằng, điểm yếu của hệ thống NH, TCTC hiện nay chính là vấn đề thông tin. Họ không thể nắm bắt và xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến người sử dụng thẻ như việc thu nhập có bị giảm không, người đó dùng bao nhiêu loại thẻ… Điều này khiến cho một lượng lớn thẻ tín dụng “ảo” xuất hiện trên thị trường, giúp giá trị tiêu dùng mà NTD sử dụng có thể vượt gấp 4 - 5 lần so với thu nhập thực tế. Đặc biệt, hình thức này lại mang tính chất “tín chấp” nhiều hơn, NTD không phải đặt hoặc kê khai những tài sản đảm bảo, NH, TCTC sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, khi doanh nghiệp đóng cửa, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng tức thì. Vì vậy, nếu họ đang có tín dụng tại NH thì sẽ mất khả năng trả nợ, nguy cơ nợ xấu là hiện hữu. Nhiều sản phẩm thẻ được đưa ra với hạn mức từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, có khi đến cả tỷ đồng, thậm chí không giới hạn thời hạn thanh toán. Nhưng do cuộc chạy đua trong phát hành thẻ, đã có không ít điều khoản ràng buộc về khả năng tài chính của khách hàng trước đó bị xem nhẹ.
Bích Hà
Tin mới
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/9 của các công ty chứng khoán.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành
Ngày 16/9, tại Bản Hà Lệt, xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa), Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Đoàn cơ sở xã Tân Thành tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu
Ngày 16/9 (tức ngày 14/8 Âm lịch), Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ