Thanh Hoá tháo gỡ nút thắt đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong năm 2022
Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay được đánh giá tương đối chậm. Hiện, tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm gỡ những nút thắt cho các chủ đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong năm 2022.
Theo số liệu của Sở Công Thương Thanh Hóa, đến ngày 15/04/2022, trên địa bàn tỉnh này đã quy hoạch phát triển 84 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 3.042,46ha. Trong đó, đồng bằng có 45 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.623,56ha; ven biển 17 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 675,2ha; miền núi 22 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 743,7ha.
Tuy nhiên, đến ngày 15/04/2022, toàn tỉnh mới triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật đối với 36 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.293,75 ha.
Trong đó, có 01 cụm công nghiệp Hà Dương do UBND huyện Hà Trung quản lý, còn lại 35 cụm công nghiệp là do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, với tổng diện tích 1.268,35 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 8.903,59 tỷ đồng (lũy kế vốn đã đầu tư 1.516,7 tỷ đồng).
Đánh giá về việc tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn, ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết: Việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn còn chậm bởi nhiều yếu tố.
Cụ thể, từ cuối năm 2019 đến nay, do dịch Covid-19 diễn biến khó lường đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện đầu tư các cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp được thành lập có diện tích sử dụng đất lúa lớn hơn 10ha, phải xin Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho chuyển mục đích sử dụng đất; hồ sơ xin ý kiến Thủ tướng phải thông qua Nghị quyết HĐND tỉnh nên thời gian chuyển đổi mục đích sử dụng đất kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 10/07/2018, thời gian hoàn thiện hồ sơ và thủ tục là 12 tháng sau khi được thành lập cụm công nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng hồ sơ, thủ tục nhiều bao gồm: thiết kế cơ sở, phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường, thuê đất… nhất là công tác giải phóng mặt bằng thường rất khó khăn, nên không đủ thời gian để chủ đầu tư thực hiện các hồ sơ thủ tục đúng quy định, dẫn đến phải gia hạn nhiều lần.
Trong quá trình lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn một số huyện có sự thay đổi chức năng của một số cụm công nghiệp như: cụm công nghiệp Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa), chuyển thành đất thương mại dịch vụ; cụm công nghiệp Khe Hạ (huyện Thường Xuân) và cụm công nghiệp Hải Long (huyện Như Thanh), chuyển thành đất ở, dẫn đến việc triển khai đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp không thực hiện được.
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, hầu hết các cụm công nghiệp đều gặp khó khăn, làm kéo dài thời gian giao đất cho chủ đầu tư như: Cụm công nghiệp Tiến Lộc, Cụm công nghiệp Đông Văn, Cụm công nghiệp Điền Trung, Cụm công nghiệp Phúc Thịnh, Cụm công nghiệp Vạn Hà, Cụm công nghiệp Vĩnh Minh… thậm chí có cụm công nghiệp phải thực hiện cưỡng chế như: Cụm công nghiệp Bắc Hoàng Hóa.
Một số chủ đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, không chuyển tiền kịp thời cho ban đền bù, giải phóng mặt bằng huyện, gây khó khăn cho huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng như: Chủ đầu tư Cụm công nghiệp Tam Linh (huyện Nga Sơn); Chủ đầu tư cụm công nghiệp Phúc Thịnh (huyện Ngọc Lặc). Đặc biệt, một số chủ đầu tư chưa tích cực phối hợp với tư vấn và các cơ quan quản lý nhà nước để triển khai các hồ sơ, thủ tục, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, phải điều chỉnh và gia hạn nhiều lần.
Để giải quyết các vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn, thời gian tới, tỉnh Thanh Hoá sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Các chủ đầu tư sẽ tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ để hoàn thiện thủ tục đầu tư và tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào cụm công nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
UBND cấp huyện vào cuộc chỉ đạo rốt ráo ban giải phóng mặt bằng huyện hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng diện tích cụm công nghiệp; hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, hoàn thiện hồ sơ xin cấp thẩm quyền chấp thuận chuyển mục đích quyền sử dụng đất, thủ tục thuê đất với Nhà nước; hỗ trợ các chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp khi có yêu cầu; tăng cường hỗ trợ các chủ đầu tư thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào cụm công nghiệp.
Đối với các sở, ban, ngành, cần tăng cường hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào cụm; Sở Xây dựng hỗ trợ chủ đầu tư và cấp huyện trong công tác lập và phê duyệt chi tiết cụm công nghiệp.
Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ chủ đầu tư và cấp huyện hoàn thiện hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và hồ sơ xin thuê đất, tham mưu cấp thẩm quyền phê duyệt; Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ các chủ đầu tư hoàn chỉnh thủ tục đấu nối giao thông khi có yêu cầu; Sở Công Thương tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh xem xét điều chỉnh tiến độ hoặc thu hồi đối với các dự án chậm tiến độ...
Lê Nam
Tin mới
Cần đánh giá chính xác việc thực hiện các mục tiêu lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt khoảng 69%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt khoảng 28-28,5%.
Chính phủ cam kết đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
Thủ tướng khẳng định: "Chúng tôi rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tham dự hội nghị".
Bình Phước ủng hộ 30 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục bão lũ
Thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước, tính đến hết Ngày 20/9, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận tổng nguồn lực quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3 hơn 22 tỷ 491 triệu đồng của 2.826 tập thể, cá nhân.
Đề nghị các ngân hàng, hỗ trợ, chia sẻ vấn đề lãi suất với người dân, doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị này nhằm tiếp tục đánh giá chính sách tiền tệ, nhất là trong ưu tiên cho tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bắc Giang: Dự kiến phân bổ 55 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3
Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức họp xem xét, dự kiến mức phân bổ hỗ trợ đợt 2 nguồn kinh phí, hiện vật tiếp nhận từ nguồn ủng hộ, tài trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra và thống nhất một số nội dung quan trọng khác thuộc trách nhiệm của Ban Vận động cứu trợ tỉnh.
Bắc Ninh: Huy động sức mạnh hệ thống chính trị và nhân dân trong ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt
Ngày 21/9, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 (Bão YAG
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM