Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã khuyến cáo các doanh nghiệp và người dân chủ động các biện pháp về tạm trữ, lưu kho, chờ cơ hội khi thị trường tiêu thụ ổn định trở lại. Đồng thời, lực lượng chức năng cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi.

Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn, nhất là xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc như: Tinh bột sắn, ớt, rau quả, thủy sản, lợn sữa.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh này còn khoảng 4.000 tấn ớt, 35.000 tấn tinh bột sắn của 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn chưa tiêu thụ được sang thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu lợn sữa giảm từ 50.000 con/tháng xuống còn khoảng 8.000 con/tháng. Mặt hàng thủy sản bán sang thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch tiêu thụ chậm, giá giảm từ 30 đến 40% so với thời điểm trước khi có dịch. Ngoài ra, một số giống thủy sản phục vụ cho vụ nuôi mới gặp khó khăn do phụ thuộc vào Trung Quốc. Một số loại vật tư nông nghiệp, như: Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dự báo sẽ tăng giá trong thời gian tới.

Để hạn chế tác động của dịch bệnh COVID-19 đến mục tiêu tăng trưởng toàn ngành từ 3% trở lên, tổng giá trị gia tăng đạt 14.974 tỷ đồng trong năm 2020, ngành nông nghiệp đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo đó, ngành nông nghiệp cùng các địa phương đang tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây trồng khác mà thị trường nội còn dư địa, như: Rau ăn lá, cây thức ăn chăn nuôi, ngô thay thế diện tích trồng các loại cây xuất khẩu. Mở rộng diện tích nuôi, trồng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản để bù đắp thiếu hụt cho các sản phẩm nông nghiệp bị ảnh hưởng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách về nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất.

Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng đã khuyến cáo các doanh nghiệp và người dân chủ động thực hiện các biện pháp về tạm trữ, lưu kho, đa dạng hóa các hình thức chế biến để kéo dài thời gian sử dụng, chờ cơ hội khi thị trường tiêu thụ ổn định trở lại. Đồng thời, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới, tăng cường các giải pháp tiêu thụ nội địa, vận động người dân tăng cường tiêu thụ nông sản của nông dân trong tỉnh và nông sản Việt Nam. Đưa nông sản vào tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị, chợ truyền thống, chuỗi cửa hàng cung ứng sản phẩm nông sản, vận động nhân dân chung tay tiêu thụ hàng nông sản trong tỉnh. Cùng với đó, ngành nông nghiệp đang tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh để doanh nghiệp và người dân biết, có giải pháp ứng phó, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Mặt khác, hướng dẫn doanh nghiệp và nông dân thay đổi lịch thời vụ, tiến độ sản xuất, cơ cấu lại sản xuất phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện rà soát các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 để có giải pháp xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện mạnh mẽ thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm thuận lợi và nhanh chóng. Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản, đáp ứng các thị trường khó tính, như: Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản..., nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như tăng giá trị và hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, như: Nâng giá vật tư nông nghiệp; sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản kiến nghị, đề xuất Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Thanh Hóa, trên cơ sở nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhất là những doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, HTX, nông dân, để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

                                                                                                                                                                                Hoài Thu

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện

HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.

Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.

Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.