Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hoá quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Sáng 08/03, UBND tỉnh Thanh Hoá đã triển khai hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ quyết định là 12.505,572 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư cân đối ngân sách địa phương là 8.805,657 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương là 3.699,915 tỷ đồng.

Số vốn đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh phân bổ, giao kế hoạch chi tiết là 10.335,108 tỷ đồng, bằng 82,6% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương là 8.805,657 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch; vốn ngân sách Trung ương là 1.529,451 tỷ đồng, bằng 41,3% kế hoạch.

Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2023 UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành đơn vị cấp tỉnh, các chủ đầu tư triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Nhờ đó, giá trị khối lượng thực hiện 02 tháng đầu năm đạt 1.034 tỷ đồng, bằng 10% kế hoạch giao chi tiết; giải ngân đến ngày 28/2/2023 là 989 tỷ đồng, bằng 9,6% kế hoạch giao chi tiết, cao hơn 2,9% so với tỷ lệ giải ngân của cả nước. Trong đó vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương là 937,4 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương là 51,5 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, nỗ lực, cố gắng của các chủ đầu tư, toàn tỉnh có 43/84 chủ đầu tư giải ngân đạt trên mức giải ngân trung bình của cả tỉnh, trong đó có 16 chủ đầu tư đã giải ngân đạt 100% kế hoạch (13 UBND cấp xã và 3 đơn vị khác); 25 dự án đã giải ngân đạt 100% kế hoạch, với số vốn là 124,674 tỷ đồng…

Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, như về phân bổ vốn vẫn còn 2.170,464 tỷ đồng chưa phân bổ chi tiết cho các dự án, nhiệm vụ; trong đó 03 Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.233,464 tỷ đồng, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 937 tỷ đồng.

Về tổ chức,  toàn tỉnh có 10 chủ đầu tư giải ngân đạt dưới mức giải ngân trung bình của cả tỉnh, gồm 2 đơn vị cấp tỉnh và 8 UBND cấp huyện. Có 31 chủ đầu tư chưa giải ngân, gồm 4 sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; 8 UBND cấp huyện; 15 UBND cấp xã và 4 đơn vị khác.

Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị thủ tục đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức và thiếu tính chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa được tháo gỡ, giải quyết kịp thời, dứt điểm…

Đối với chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã thông báo kế hoạch vốn ngân sách Trung ương cho tỉnh Thanh Hóa để thực hiện 05 dự án thuộc Chương trình là 937 tỷ đồng. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị đầu tư chậm nên đến nay Chương trình chưa được giao kế hoạch chi tiết năm 2023.

Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh là 1.297,849 tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND tỉnh mới giao chi tiết được 64,385 tỷ đồng (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững); số vốn còn lại chưa giao chi tiết là 1.233,464 tỷ đồng (các đơn vị đã báo cáo UBND tỉnh giao chi tiết là 430,869 tỷ đồng).

Thảo luận tại hội nghị, đại diện các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phân tích làm rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm; đồng thời thể hiện quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2023.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là những đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao; những địa phương có cách làm sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả. Đồng thời phân tích, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư các dự án; công tác quyết toán các công trình đã hoàn thành; công tác giải phóng mặt bằng, giá nguyên vật liệu… ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Hoạt động giải ngân vốn đầu tư công, việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có vai trò, ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Làm tốt nhiệm vụ này sẽ tạo động lực mới, không gian mới cho sự phát triển, góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm…

Và đề nghị các đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Các ngành, địa phương tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết toán các dự án đã hoàn thành.

Công tác chỉ đạo, điều hành phải được thực hiện trên tinh thần thường xuyên, liên tục, quyết liệt, cụ thể, sâu sát. Các huyện, thị xã, thành phố tập trung đẩy mạnh tiến độ lập, hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thẩm định, trình phê duyệt hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sự dụng đất năm 2023 cấp huyện.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.