Thanh Hóa: Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản
Sự phát triển của công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang góp phần làm chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đồng thời sẽ giúp nâng cao giá trị, chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
Ảnh minh họa
Hiện, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã có bước tiến rõ rệt với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản được các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương quan tâm thực hiện nhằm nâng cao giá trị, chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
Để phát triển công nghiệp chế biến nông sản, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất.
Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp đã và đang đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chú trọng xây dựng, phát triển theo chuỗi chế biến để nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 nhà máy chế biến lúa gạo quy mô lớn của các Công ty CP Thương mại Sao Khuê, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, Công ty CP Mía đường Lam Sơn; 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn tại các huyện Như Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước với tổng công suất 1.920 tấn sắn tươi/ngày; 3 nhà máy đường với tổng công suất 18.500 tấn mía cây/ngày, gồm: Nhà máy Đường Lam Sơn, Nhà máy Đường mía Việt Nam – Đài Loan, Nhà máy Đường Nông Cống.
Trong chăn nuôi, đã thu hút được nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn đầu tư đi vào hoạt động, tiêu biểu, như: Công ty TNHH Hoa Mai (công suất chế biến 50 con lợn sữa/giờ); Nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu VietAvis tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) giai đoạn I công suất giết mổ khoảng 2.500 con gà/giờ; Nhà máy Chế biến sữa của Vinamilk có công suất 36 - 42 triệu lít/năm; Nhà máy sữa Lam Sơn Thanh Hóa công suất 60 triệu lít sữa tiệt trùng/năm...
Với sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đã góp phần làm chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa thực sự phát triển. Khả năng chế biến đối với một số sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh còn yếu, công suất chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu. Vẫn còn một số sản phẩm rau, củ, quả chính vụ vẫn không có thị trường tiêu thụ, nông dân phải chặt bỏ. Một số doanh nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế về vốn, công nghệ và thiết bị, lao động có tay nghề cao, năng lực quản lý. Ngoài ra, việc tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung của các doanh nghiệp chế biến vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Nhằm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, ngày 28-8-2020 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 4-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Để xác định nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong việc phát triển chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển các chuỗi giá trị nông sản an toàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển cánh đồng lớn với cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu của chuỗi giá trị nông sản.
Tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản nông sản. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chuyên sâu và nhân lực quản trị cho phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến nông sản, xây dựng các vùng nguyên liệu chuyên canh cung cấp cho các nhà máy chế biến. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản và khai thác thị trường tiêu thụ nông sản trong nước. Tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, tự giác, tự nguyện của người nông dân trong quá trình triển khai thực hiện tích tụ, tập trung đất đai phục vụ xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
Lê Nam
Tin mới
Long An tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch số 2701/KH-UBND ngày 30/8/2022 của UBND tỉnh Long An triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Thanh Hóa vận hành điều tiết lũ công trình hồ chứa nước Cửa Đạt
Trong những ngày qua, trên lưu vực hồ Cửa Đạt đã có mưa lớn kéo dài, để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du của công trình, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi 3 (Ban 3), tỉnh Thanh Hóa thông báo dự kiến thời gian, vận hành xả nước điều tiết lũ công trình hồ Cửa Đạt. Bắt đầu từ 15h ngày 22/9/2024 cho đến khi hoàn thành quá trình vận hành điều tiết hồ.
Long An xử phạt 474 trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 9 tháng từ ngày 15/12/2023 đến 14/8/2024, tỉnh Long An có 474 trường hợp trong lứa tuổi học sinh vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).
VĐV Dương Thị Nga giành HCB tại Giải vật bãi biển U20 vô địch thế giới năm 2024
Trong thành phần của đội tuyển Việt Nam, VĐV Dương Thị Nga của Thanh Hóa đã xuất sắc giành HCB tại Giải vật bãi biển U20 vô địch thế giới năm 2024.
Công bố kết quả đợt 2 Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến về tìm hiểu chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa
Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến về tìm hiểu chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 đợt 2 bắt đầu từ 00h ngày 16/9/2024 và kết thúc vào 00h ngày 20/9/2024. Ban Tổ chức đã công bố Quyết định trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải Khuyến khích.
Thủ tướng Chính phủ “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng”
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị sơ kết 1 năm Tỉnh an toàn giao thông tại tỉnh Bắc Ninh sáng nay 22/ 9.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM