Thanh Hóa: Nguyên chủ tịch phường xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp: Lãnh đạo địa phương không hay biết?
Trên diện tích đất được giao hơn 3700 m2 với mục đích sử dụng trồng rừng sản xuất, thời hạn đến năm 2046. Nhưng ông Hoàng Thanh Xuân, nguyên Chủ tịch UBND phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) xây dựng trái phép nhiều công trình. Thế nhưng, lãnh đạo địa phương tỏ ra không hay biết và “làm ngơ” trong việc xử lý vi phạm?
“Biến” đất lâm nghiệp thành đất ở?
Mới đây, Báo Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh của nhiều người dân đang sinh sống tại phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa phản ánh về công trình xây dựng kiên cố trái phép trên đất lâm nghiệp.
Qua tìm hiểu PV được biết, công trình xây dựng kiên cố trên đất lâm nghiệp nói trên của gia đình ông Hoàng Thanh Xuân, nguyên Chủ tịch UBND phường Ngọc Trạo, có địa chỉ tại số nhà 126 Nguyễn Huệ, phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn.
Được biết, công trình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp là của ông Hoàng Thanh Xuân được chuyển nhượng lại, và đến ngày 2/8/2010, UBND thị xã Bỉm Sơn cấp cho ông giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với thửa đất số 44 - 45, mảnh bản đồ số 227509-8 (bản đồ địa chính phường Bắc Sơn xác lập năm 1997) tại địa chỉ khu phố 7, P Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn với tổng diện tích được giao là 3752,0 m2, mục đích sử dụng là đất trồng rừng sản xuất và có thời hạn đến năm 2046.
Cổng vào khu vực xây dựng nhiều công trình trái phép trên đất lâm nghiệp của ông Xuân
Mặc dù, là đất trồng rừng sản xuất nhưng bắt đầu từ năm 2011, gia đình ông Hoàng Thanh Xuân đã xây dựng tường rào bê tông kiên cố, nhà ở và các công trình khác trái phép trên đất lâm nghiệp, diện tích ở phía Bắc mương nước khoảng 2.280m2 mà gia đình ông đang sử dụng sai mục đích. Ông Xuân tiếp tục xây dựng trái phép một móng nhà kiên cố cao khoảng 2m với diện tích gần 300m2, xây dựng khu nhà sàn bằng gỗ có giá trị hàng tỉ đồng và các công trình khác trên diện tích 400m2. Công trình xây sát với chân núi (bất chấp quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu xây dựng phải cách chân núi tối thiểu là 15m2) và trên đất lâm nghiệp chỉ được trồng cây lâu năm.
Theo quy định, trên diện tích đất lâm nghiệp được giao cho cá nhân sử dụng dưới 50 năm thì không được xây dựng các công trình kiên cố mà chỉ được phép trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, ông Hoàng Thanh Xuân đã bất chấp quy định của pháp luật, xây dựng trái phép nhiều công trình kiên cố. Ngoài việc xây dựng nhà ở và công trình kiên cố trái phép trên đất trồng rừng sản xuất. Ông Hoàng Thanh Xuân sử dụng đất sai mục đích, khi “biến” 1/2 tổng diện tích đất trồng rừng sản xuất đất ở trái phép?
Không dừng lại ở đó, năm 2016 gia đình ông Xuân tiếp tục cho khởi công xây dựng thêm một căn nhà 2 tầng bê tông cốt thép có diện tích khoảng 20m2 ngay lưng chừng Núi 1 tại khu phố 7, phường Bắc Sơn. Nơi mà chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân không được xây dựng bất cứ công trình gì trên núi. Vậy mà khi thi công công trình nhiều người dân đã phát hiện, phản ánh tới chính quyền địa phương về việc xây dựng căn nhà trái phép nói trên. Nhưng không hiểu lý do gì mà công trình đó vẫn hiên ngang tồn tại, không hề bị chính quyền phường Bắc Sơn vào cuộc, kiểm tra xử lý?
Căn nhà sàn bằng gỗ khang trang của ông Xuân được dựng trên khu vực đất rừng sản xuất
Ông Nguyễn Đình T. trú tại phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn bức xúc nói: “Không những gia đình ông Hoàng Thanh Xuân sử dụng đất rừng sai mục đích, xây dựng trái phép nhiều hạng mục, công trình trên đất lâm nghiệp. Sau khi ông Xuân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011, ông đã thuê nhiều máy xúc cỡ lớn về múc toàn bộ diện tích mương nước tự nhiên kẹp giữa hai thân đất hình lưỡi cày (được ghi rõ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để khai thác đá thạch nhũ đem đi bán lấy tiền bỏ túi riêng, việc làm đó đã phá vỡ toàn bộ hệ thống mương nước tự nhiên và làm sập gầm cầu đường sắt Bắc Nam. Việc này đã bị Công ty quản lý đường sắt Thanh Hóa gửi văn bản tới chính quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng điều lạ, gia đình ông Hoàng Thanh Xuân không những không bị xử lý theo pháp luật. Ngay sau đó không hiểu lý do gì mà UBND thị xã Bỉm Sơn lại đầu tư, cấp vốn gần 1 tỷ đồng để xây lại đoạn mương do chính gia đình ông Xuân đã mang nhiều máy xúc để đào, múc đã làm hư hỏng toàn bộ đoạn mương đó. Mương nước này chạy vòng quanh từ khu đất nhà ông Xuân đến lòng hồ điều hòa của phường Bắc Sơn?”.
Cũng theo ông T. thì rất nhiều người dân nơi đây thắc mắc. Tại sao UBND thị xã Bỉm Sơn chỉ cho đầu tư xây dựng lại một đoạn mương nước tại nơi chính ông Xuân đã cho máy xúc múc đá thạch nhũ đem đi bán? những đoạn khác lại bỏ qua không cho xây dựng.
Làm ngơ cho sai phạm tồn tại?
Trước những băn khoăn, bức xúc của dư luận về việc có hay không chính quyền địa phương bao che, làm ngơ cho sai phạm? PV đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Tiếp PV là bà Trần Thị Hợi, Phó chủ tịch UBND cho biết: “Thực tế những công trình xây dựng tại nhà ông Xuân đang tồn tại, nhưng không rõ những công trình đó có giấy phép xây dựng hay không? Hiện, tại UBND phường chưa lần nào lập biên bản sai phạm hay xử phạt, cũng không hề có bất cứ hồ sơ nào liên quan đến những công trình đó tại phường. Theo phản ánh, các công trình xây dựng trái phép tại gia đình ông Hoàng Thanh Xuân đã diễn ra từ những năm 2011. Hiện tại, những lãnh đạo thời điểm đó đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác. Trong khi, tôi cùng cán bộ địa chính mới về đây công tác từ năm 2016, nên không nắm rõ các văn bản, hồ sơ xây dựng trước đó, kể cả việc ông Xuân cho máy xúc đào bới đoạn mương để lấy đá nhũ mang đi bán. Hiện tại, đồng chí cán bộ địa chính phường Bắc Sơn thời gian đó bây giờ đang làm tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã, chỉ có đồng chí ấy là biết rõ nhất những sự việc trên”.
Khi PV trao đổi thông tin, tại sao Phó chủ tịch và cán bộ địa chính cùng về phường công tác từ đầu năm 2016, cũng thời điểm đó ông Hoàng Thanh Xuân đang xây dựng căn nhà trái phép trên lưng chừng Núi 1, cán bộ phường không đến trực tiếp để ngăn chặn và xử lý hoặc phải tháo dỡ toàn bộ công trình trái phép đó?
Căn nhà 2 tầng của ông Hoàng Thanh Xuân xây dựng kiên cố trái phép trên lưng chùng Núi 1
Bà Hợi phân trần:“Khi chúng tôi cử cán bộ chuyên môn xuống hiện trường thì công trình đã hoàn thiện xong, chỉ còn phần mái là đang thi công. Vì vậy, nghĩ gia đình ông Xuân chỉ sửa chữa phần mái nhà nên cán bộ đã không xử lý. Trước đó, nhiều lần tại các cuộc họp mở rộng và tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri cũng phản ánh về các công trình sai phạm đó, nhưng đã được chính ông Hoàng Thanh Xuân giải thích là những công trình đó đã có giấy phép xây dựng do UBND thị xã cấp, nhưng những hồ sơ giấy tờ đó hiện tại đang ở phòng TNMT thị xã, chứ không lưu tại phường”.
Một điều đang khiến dư luận rất bức xúc, là tại sao một hộ dân tự ý xây dựng nhiều công trình trái phép mà UBND phường Bắc Sơn chưa một lần thanh, kiểm tra để xử phạt hành chính theo pháp luật đối với gia đình ông Hoàng Thanh Xuân? Để suốt thời gian dài đất trồng rừng sản xuất được xây dựng trái phép, cũng như nhiều công trình kiên cố vẫn ngang nhiên mọc lên như thách thức dư luận.
Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Lê Nam
Tin mới
PNJ chốt quyền trả cổ tức đợt 2/2023
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) cho biết sẽ chốt ngày chia cổ tức đợt 2/2023 tỷ lệ 14% bằng tiền (1.400 đồng/cp). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/10/2024.
Thừa Thiên Huế: Cần xây dựng thương hiệu du lịch – “Huế - kinh đô văn hóa – di sản”
Tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng thương hiệu du lịch – “Huế - kinh đô văn hóa – di sản”, đó là ý kiến của ông Hà Văn Siêu Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vào ngày 19/9, tại hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế - 2024” do Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức.
Thái Nguyên: Một học sinh lớp 4 đập lợn đất ủng hộ các bạn vùng lũ 16 triệu đồng
Mặc dù Nhà trường chưa kêu gọi ủng hộ, nhưng thông qua tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam, em Lê Minh Tú, học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Cải Đan (TP. Sông Công), đã xin bố mẹ đập con lợn đất tiết kiệm để gửi đến các bạn vùng lũ số tiền 16 triệu đồng...
iPhone chiếm 60 - 70% doanh thu cho cửa hàng bán lẻ điện thoại ở Việt Nam
iPhone luôn là thương hiệu điện thoại được khách hàng ưa chuộng hàng đầu bởi vậy hãng luôn nằm trong nhóm smartphone dẫn đầu doanh thu tại các cửa hàng. Doanh thu của iPhone luôn chiếm đến 60 - 70% doanh thu cửa hàng, luôn cao hơn nhiều so với doanh thu của những hãng di động khác.
Anh sẽ chia sẻ những hiểu biết trong xây dựng trung tâm tài chính quốc tế với Việt Nam
Là Thị trưởng Khu Tài chính London đầu tiên đến thăm Việt Nam trong 10 năm, ông Michael Mainelli mong muốn Vương quốc Anh hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Tiêu hủy 38.473 sản phẩm hàng hóa vi phạm
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đơn vị vừa tiến hành tiêu hủy 38.473 sản phẩm hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị lực lượng chức năng tịch thu thời gian qua. Trị giá lô hàng hóa vi phạm ước trên 1,6 tỷ đồng.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ