Thanh Hóa nằm trong top những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước
Sau gần 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm được gắn sao và hàng chục sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng lại khi hết hạn 36 tháng công nhận, nằm trong top những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước.
Chương trình OCOP đã ngày càng đi vào chiều sâu
Có nhiều nét đặc trưng về địa hình, khí hậu nên Thanh Hóa có rất nhiều sản vật, đặc sản mang tính vùng miền độc đáo. Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thanh Hóa luôn chú trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm gắn với lợi thế bản địa, từ đó thúc đẩy kết nối thị trường, tạo sự phát triển bền vững cho từng sản phẩm.
Với mục tiêu phát triển kinh tế vùng nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thế mạnh, ngay từ khi triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã xác định phải đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế và cả nét văn hóa, phong tục tập quán sản xuất của người dân các địa phương.
Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sau thời gian triển khai, hiện 27/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều đã có sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã ngày càng đi vào chiều sâu, với sự vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương, thành phần kinh tế tư nhân, tập thể, hộ gia đình… Nhận thấy lợi ích chương trình mang lại, nhiều chủ thể sản xuất đã chủ động đăng ký tham gia.
Sau quá trình triển khai, toàn tỉnh đã có 479 sản phẩm OCOP, trở thành một trong những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước. Cùng với đó, mỗi địa phương, chủ thể sản xuất luôn chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành nên nhiều sản phẩm được thị trường đánh giá cao.
Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia. Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP thì sẽ được hỗ trợ kinh phí là 75 triệu đồng. Đây là số kinh phí để giúp các chủ thể hoàn thiện các công tác như: Nhãn mác, bao bì, tem, video quảng cáo…
Tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn cho khoảng gần 10 nghìn lượt lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, đoàn thể các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất; hỗ trợ các chủ thể đưa sản phẩm OCOP tham gia các sự kiện tổ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Ðể phát triển sản phẩm OCOP bền vững, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chú trọng việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế tem nhãn, bao bì, mã số, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm...
Tăng cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển, hoàn thiện sản phẩm và chuẩn hóa hồ sơ, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông, tăng cường kết nối giao lưu tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh... Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP.
Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP
Chương trình OCOP được tỉnh Thanh Hóa chú trọng triển khai dựa trên cơ sở khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, góp phần nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn... Từ đó, xây dựng sản phẩm OCOP của tỉnh trở thành thương hiệu mạnh trong nước.
Chương trình không chỉ góp phần giúp các nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm phong phú trên thị trường; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới.
Thanh Hóa vươn lên đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các chủ thể, chính quyền địa phương và sự hỗ trợ tích cực của cơ quan chức năng.
Với những kết quả đã đạt được, trong năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP. Để đạt được mục tiêu, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Thanh Hóa đã có văn bản đề nghị các huyện sẽ phải đăng ký số lượng sản phẩm OCOP. Trên cơ sở số liệu từ các huyện báo cáo về, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ có văn bản tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu cho từng huyện.
Thời gian tới, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cấp thôn, xã, huyện và các chủ thể, các hộ dân để triển khai thực hiện sản xuất sản phẩm; tiếp tục đẩy mạnh các hội nghị kết nối cung cầu, các hội chợ; đẩy mạnh các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử, nhằm đưa các sản phẩm OCOP của tỉnh ra các “sân chơi” lớn.
Hoài Thu
Tin mới
Lạng Sơn buộc tiêu hủy 5.454 sản phẩm hàng hóa tiêu dùng nhập lậu
Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp Đội 389 tỉnh Lạng Sơn kiểm tra xe ô tô vận chuyển 5.454 sản phẩm hàng hóa bánh kẹo, nước giải khát, thạch hoa qủa, xúc xích nhập lậu; đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Bảo hiểm Bảo Việt tăng cường phối hợp giám định tổn thất và giải quyết bồi thường do bão Yagi
Sau trận bão số 3 (bão Yagi), Bảo hiểm Bảo Việt đã khẩn trương triển khai ngay các hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng, bao gồm cả hoạt động tạm ứng bồi thường.
Bắc Giang: Hơn 6 nghìn cán bộ, chiến sĩ nỗ lực giúp dân chống lũ
Trước những hậu quả nghiêm trọng của bão số 3, từ đêm 8/9 đến sáng 9/9, Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang và các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh đã huy động hơn 6 nghìn cán bộ, chiến sĩ nỗ lực giúp dân chống lũ, khắc phục hậu quả của bão số 3.
Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng
Nhân kỷ niệm 28 năm thành lập (18/9/1996 – 18/9/2024), Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình “Vui sinh nhật, quà bất tận” tri ân khách hàng với ưu đãi không giới hạn: Tặng iPhone 15 Pro Max và vé GA xem Anh Trai “Say Hi” Concert 2024 cho người dùng MyVIB; Hoàn 2,8 triệu đồng cho chủ thẻ tín dụng mới; Tặng lãi suất 0,28%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm.
Bắc Ninh: Lũ trên sông Cầu lên nhanh, ứng trực 24/24
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh lũ sông Cầu đang lên rất nhanh có thể khả năng ở mức trên báo động III.
Hai huyện ngoại thành Hà Nội được giao hơn 3.000m2 đất để xây hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị đấu giá
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký các quyết định giao hơn 3.000m2 đất tại huyện Mỹ Đức và Ứng Hoà để xây hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị đấu giá.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam