Thanh Hoá giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư tại Khu kinh tế Nghi Sơn
Ngày 10/11, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá được tổ chức để cho ý kiến vào các nội dung liên quan đến các đề án, đồ án, tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh. Trong đó, đề án giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp trong Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn là nội dung được đưa ra thảo luận nhằm tạo động lực phát triển cho tỉnh trong thời gian tới.
Theo đó, hiện nay trong KKT Nghi Sơn có 25 phân khu công nghiệp (diện tích khoảng 9.057,9 ha, trong đó có 23 KCN hiện hữu (19 KCN chưa có chủ đầu tư hạ tầng, 4 KCN đã có nhà đầu tư hạ tầng) và 2 phân khu kho tàng KT-01, phân khu dịch vụ hậu cần công nghiệp DV-01.
Việc giải phóng mặt bằng tại các KCN trong KKT Nghi Sơn tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư phát triển KKT Nghi Sơn là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị với định hướng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX; Quyết định số 621 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển KKT Nghi Sơn và các KCN giai đoạn 2021-2025.
Tại hội nghị, các ý kiến đã phân tích và đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cần nghiên cứu làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến bố trí khu tái định cư nhằm tạo thuận lợi cho người dân di dời, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng KCN; công tác tuyên truyền vận động nhằm tạo sự đồng thuận trong Nhân dân; việc chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cho người dân bị ảnh hưởng vùng dự án…
Phát biểu kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất với Đề án được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình tại hội nghị. Tuy nhiên, Đề án cần phải làm rõ, lý giải vì sao phải lựa chọn ưu tiên đầu tư, giải phóng mặt bằng KCN số 6, số 20, số 21. Cùng với đó, trong đề án cần phải làm rõ về mặt nhận thức, GPMB, KCN số 6, 20, 21 là “cuộc cách mạng” làm thay đổi một lần nữa về hạ tầng tại Nghi Sơn.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Việc giải phóng mặt bằng, xây dựng tái định cư cho người dân là vấn đề khó nhất, nếu không có tái định cư thì không bao giờ giải phóng được mặt bằng. Vì vậy trong Đề án cần phải làm có những giải pháp để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong Nhân dân; việc lựa chọn vị trí để xây dựng Khu tái định cư cần phải được công khai với người dân; bên cạnh đó cần quan tâm đến các chế độ, chính sách để người dân được thụ hưởng những thành quả khi đã nhường đất để xây dựng các KCN.
Trong quá trình thực hiện GPMB phải minh bạch, rõ ràng, đồng thời tổ chức để người dân được đến thăm vị trí và tham gia ý kiến xây dựng khu tái định cư mà mình đến ở. Cùng với đó, quan tâm đến sinh kế để người dân tham gia dịch vụ ở các khu công nghiệp; quan tâm chuyển đổi nghề để ổn định cuộc sống ngay trong khu tái định cư và KCN.
Trên cơ sở các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đã cho ý kiến cụ thể vào Đề án và đồng tình với ý kiến của các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; khi triển khai Đề án sẽ thành lập Ban Chỉ đạo. Đồng thời, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các ban, sở ngành, địa phương liên quan tập trung hoàn thiện sớm Đề án để xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi trình HĐND tỉnh.
Lê Nam
Tin mới
Cần đánh giá chính xác việc thực hiện các mục tiêu lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt khoảng 69%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt khoảng 28-28,5%.
Chính phủ cam kết đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
Thủ tướng khẳng định: "Chúng tôi rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tham dự hội nghị".
Bình Phước ủng hộ 30 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục bão lũ
Thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước, tính đến hết Ngày 20/9, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận tổng nguồn lực quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3 hơn 22 tỷ 491 triệu đồng của 2.826 tập thể, cá nhân.
Đề nghị các ngân hàng, hỗ trợ, chia sẻ vấn đề lãi suất với người dân, doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị này nhằm tiếp tục đánh giá chính sách tiền tệ, nhất là trong ưu tiên cho tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bắc Giang: Dự kiến phân bổ 55 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3
Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức họp xem xét, dự kiến mức phân bổ hỗ trợ đợt 2 nguồn kinh phí, hiện vật tiếp nhận từ nguồn ủng hộ, tài trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra và thống nhất một số nội dung quan trọng khác thuộc trách nhiệm của Ban Vận động cứu trợ tỉnh.
Bắc Ninh: Huy động sức mạnh hệ thống chính trị và nhân dân trong ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt
Ngày 21/9, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 (Bão YAG
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM