Thanh Hóa đẩy mạnh hỗ trợ liên kết sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vào kênh tiêu thụ hiện đại
Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay toàn tỉnh Thanh Hóa đã có hơn 508 sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất được công nhận OCOP cấp tỉnh. Đã có nhiều sản phẩm thành công trong việc tiếp cận khách hàng và được chứng nhận chất lượng đưa vào các kênh bán lẻ hiện đại để quảng bá, giới thiệu.
Tỉnh Thanh Hoá hiện có hàng trăm sản phẩm OCOP thuộc nhiều nhóm hàng khác nhau, trong đó tập trung nhiều nhất là các mặt hàng thực phẩm, thảo dược, thủ công mỹ nghệ... Đây là những hàng hóa vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, vừa có thể làm quà tặng cho khách du lịch.
Hiệu quả từ thực hiện chương trình OCOP ở nhiều địa phương thời gian qua được đánh giá là khá rõ nét, tạo ra “làn gió” mới trong sản xuất và phát triển nông nghiệp nói chung. Trong đó, khâu mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu được chú trọng, đem lại doanh thu cao cho nhiều sản phẩm. Mỗi địa phương có cách làm khác nhau phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất và phù hợp nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm OCOP.
Để nâng cao tính thị trường cho các sản phẩm OCOP, các sở, ngành, địa phương của tỉnh đã lồng ghép, cân nhắc đối với nguồn kinh phí để hỗ trợ các chủ thể đầu tư máy móc, công nghệ, đổi mới mẫu mã bao bì, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng... nhằm phát triển sản phẩm OCOP có tính cạnh tranh cao.
Cùng với đó, bên cạnh việc trưng bày, bán sản phẩm OCOP tại 22 điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm OCOP và những sản phẩm tiềm năng, hằng năm, các sở, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hội chợ, các cuộc xúc tiến thương mại để giúp các chủ thể giao dịch, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng và thị trường...
Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ có ít nhất 559 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 5 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng, phấn đấu bình quân mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Thực tế cho thấy, số lượng các sản phẩm OCOP của tỉnh được công nhận đã gia tăng theo từng năm; tính hoàn thiện từ chất lượng, mẫu mã, giá cả đều đã được các chủ thể sản xuất cải tiến tích cực. Trong khi đó, hệ thống bán lẻ hiện đại của tỉnh đang phát triển vô cùng sôi động với 2 trung tâm thương mại, 27 siêu thị và gần 150 cửa hàng tiện lợi, được người tiêu dùng ưa chuộng mỗi khi đi mua sắm.
Đây là cơ hội lớn để các sản phẩm OCOP của tỉnh “bứt phá”, không chỉ giúp doanh nghiệp, HTX mở rộng đầu ra, chủ động được kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần nâng cao vị thế cho sản phẩm OCOP của mình nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Hiện các ngành chức năng của tỉnh cũng đang tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ liên kết sản xuất, đưa nông sản vào kênh tiêu thụ hiện đại. Ngành công thương sẽ rà soát, hỗ trợ một số siêu thị trên địa bàn tỉnh xây dựng “điểm bán hàng Việt”, chú trọng kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vào các kênh bán lẻ hiện đại...
Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa đang nghiên cứu xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách mới về chương trình OCOP gồm: Tư vấn hướng dẫn quy trình sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hồ sơ đánh giá, xếp hạng sản phẩm; tư vấn tem nhãn, bao bì sản phẩm. Các địa phương cũng cân đối, bố trí ngân sách đảm bảo để thực hiện hiệu quả các nội dung Chương trình OCOP kết hợp với huy động hiệu quả nguồn lực từ cộng đồng.
Hoài Thu
Tin mới
Một loại thực phẩm của Việt Nam sang Nga bán đắt như tôm tươi
Mỹ, Israel và Nga đều đang săn lùng mặt hàng này của Việt Nam. Ưu đãi thuế nhập khẩu 0%, thu hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm
Pin Ắc quy Miền Nam (PAC) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức còn lại năm 2023, tỷ lệ 10%
CTCP Pin Ắc quy Miền Nam - Pinaco (mã PAC) thông báo ngày 30/09 sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức còn lại năm 2023.
Chính phủ ban hành quy định mới trong việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt liên quan đến việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Cần có phương pháp tiếp cận mới trong việc sửa đổi, bổ sung đồng bộ, toàn diện các luật trong lĩnh vực thuế
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận vào các nội dung: Phạm vi điều chỉnh của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; quy định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ trong việc chỉ đạo điều hành, triển khai luật.
Mưa lớn gây ngập lụt tại thành phố Vinh, nhiều trường cho học sinh tạm nghỉ học
Cơn mưa lớn từ đêm 22/9 đến sáng 23/9 đã gây ngập úng nghiêm trọng ở nhiều khu vực thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hậu quả là nhiều tuyến đường bị tê liệt, hàng loạt phương tiện chết máy. Trước tình hình này, nhiều trường học trong thành phố đã phải tạm dừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Sữa Cô Gái Hà Lan chung sức hỗ trợ người dân tái thiết cuộc sống sau bão lũ
Hơn 2 tuần từ khi bão lũ đi qua, đã để lại nhiều tổn thất to lớn đến sản xuất và đời sống của người dân ở các tỉnh thành phía Bắc. Với tinh thần “tương thân tương ái”, thương hiệu sữa Cô Gái Hà Lan thuộc Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã khởi động những chuyến xe chở nguồn dinh dưỡng yêu thương đến với người dân hai tỉnh Hà Nam và Yên Bái, mang theo gần 70.000 phần sữa tươi với một động lực tiếp sức đồng bào thôi thúc hơn lúc nào hết.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững