Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hoá chú trọng xây dựng nhãn hiệu, tạo tiền đề để xây dựng thương hiệu nông sản

Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp các nông sản mở rộng thị trường với các điều kiện cần và đủ về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm. Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, hỗ trợ các HTX, người dân xây dựng nhãn hiệu, tạo tiền đề để xây dựng thương hiệu nông sản.

Thanh Hoá chú trọng xây dựng nhãn hiệu, tạo tiền đề để xây dựng thương hiệu nông sản
Thanh Hoá chú trọng xây dựng nhãn hiệu, tạo tiền đề để xây dựng thương hiệu nông sản.

Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản là vô cùng cần thiết bởi vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản Việt.

Thực tế cho thấy, nếu nông sản làm ra đơn thuần thì mới chỉ là sản phẩm trên đồng, trong vườn, dưới ao. Giá trị tạo ra thấp. Tuy nhiên, khi những sản phẩm này trở thành thương phẩm, nghĩa là sản phẩm có thể đến được thị trường một cách thông suốt, có thương hiệu riêng thì sản xuất nông nghiệp mới thoát khỏi cảnh “được mùa, mất giá”, đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân.

Đầu tư cho nhãn hiệu hàng hóa có ý nghĩa quan trọng tạo nên thương hiệu cho nông sản. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để các doanh nghiệp, hợp tác xã bảo vệ, nâng cao thương hiệu nông sản trên thị trường.

Thanh Hoá là địa phương có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh, tuy nhiên, các sản phẩm nông sản có thương hiệu xứ Thanh trên thị trường còn rất khiêm tốn. Phần lớn nông sản được đưa ra thị trường ở dạng thô, chưa qua chế biến và không có thương hiệu. 

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, hỗ trợ các HTX, người dân xây dựng nhãn hiệu, tạo tiền đề để xây dựng thương hiệu nông sản. Để nâng cao hiệu quả sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi đặc sản, ngành nông nghiệp xứ Thanh đã phối hợp với các địa phương chọn một số loại đặc sản tiêu biểu, xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn mới trên địa bàn.

Với sự tích cực của các ngành có liên quan trong tỉnh, các địa phương đã xây dựng sản phẩm bưởi Luận Văn (Thọ Xuân) được cấp chỉ dẫn địa lý. Các sản phẩm dưa hấu Mai An Tiêm (Nga Sơn), cam Xuân Thành (Thọ Xuân), cam Như Xuân, ổi Như Xuân được cấp nhãn hiệu tập thể và cam Vân Du (Thạch Thành) được cấp chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm. Hiện huyện Thọ Xuân đang tích cực phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi Bắc Lương. Cùng với đó, các HTX, doanh nghiệp ở các huyện Thọ Xuân, Như Xuân, Nông Cống, Thạch Thành và Yên Định đã xây dựng được 12 sản phẩm cây ăn quả được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Nhằm giữ vững nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm cây ăn quả đã được cấp, ngành nông nghiệp của tỉnh và các địa phương đang tích cực thu hút đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm cây ăn quả để nâng cao giá trị sản phẩm cũng như hiệu quả sử dụng nhãn hiệu các sản phẩm đã được cấp.

Cùng với đó, các địa phương tích cực tuyên truyền, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm cây ăn quả đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử cho sản phẩm cây ăn quả để phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ.

Các địa phương cũng quy hoạch vùng trồng, xây dựng vùng chuyên canh theo hướng VietGAP, GlobalGAP, Organic...

Đồng thời, tổ chức hướng dẫn các HTX, doanh nghiệp và người dân trong vùng sản xuất các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu, nhãn hiệu cây ăn quả để từng bước nhân rộng. Đối với những sản phẩm cây ăn quả được cấp nhãn hiệu, người dân tuân thủ sản xuất theo quy trình kỹ thuật đã được quy định để đảm bảo chất lượng, mẫu mã, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá, việc phát triển, quản lý các thương hiệu nông sản trên địa bàn nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng hiện đại để nông sản có thương hiệu, nhãn hiệu khẳng định vị thế trên thị trường hơn.

Các thương hiệu nông sản được bảo hộ sẽ giúp cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có cơ sở pháp lý vững chắc đối với những sản phẩm mà họ làm ra và bảo vệ quyền lợi của chủ thể khi có sự xuất hiện những sản phẩm tương tự.

Qua đó, còn thể hiện trách nhiệm, cam kết của doanh nghiệp về sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường, giúp việc đưa những sản phẩm đó ra thị trường dễ dàng, thuận lợi hơn. 

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Tỉnh đoàn Thanh Hóa trao 50 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Tỉnh đoàn Thanh Hóa trao 50 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Chiều 16/9, tại Trường Tiểu học Quảng Thành, Tỉnh đoàn phối hợp với UBND TP. Thanh Hóa tổ chức trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.

Trao tặng 400 suất quà hỗ trợ người dân huyện Ý Yên, Nam Định bị ảnh hưởng do bão lũ
Trao tặng 400 suất quà hỗ trợ người dân huyện Ý Yên, Nam Định bị ảnh hưởng do bão lũ

Nhằm chung tay hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của bão lũ, Sở Công Thương tỉnh Nam Định vừa phối hợp Siêu thị Go! trao tặng 400 suất quà hỗ trợ người dân huyện Ý Yên.

Kon Tum: TP. Kon Tum phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do bão lũ
Kon Tum: TP. Kon Tum phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do bão lũ

Sáng 16/9, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Kon Tum tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, tại điểm cầu thành phố và các xã, phường...

Thanh Hóa chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới
Thanh Hóa chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới

Chiều 16/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa (PCTT, TKCN & PTDS) có Công điện số 17 gửi các huyện, thị xã, thành phố ven biển và các sở, ngành, đơn vị liên quan chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

VNVC chú trọng bảo quản vắc xin, tiêm chủng an toàn trong “chiến dịch sởi” TP. HCM
VNVC chú trọng bảo quản vắc xin, tiêm chủng an toàn trong “chiến dịch sởi” TP. HCM

TP. HCM ước tính còn 125.000 trẻ cần tiêm vắc xin sởi ngăn dịch bùng phát. VNVC là đơn vị chủ lực cùng Sở Y tế thành phố lên phương án vận chuyển, bảo quản vắc xin chuyên nghiệp để tiêm chủng an toàn cho trẻ.

Lạng Sơn: Hội CTĐ tỉnh tiếp nhận 10 tấn gạo hỗ trợ người dân vùng bão lũ gặp khó khăn
Lạng Sơn: Hội CTĐ tỉnh tiếp nhận 10 tấn gạo hỗ trợ người dân vùng bão lũ gặp khó khăn

Chiều 16/9, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh tiếp nhận 10 tấn gạo từ Quỹ Khởi Sự Từ Tâm – Tập Đoàn Kim Oanh (tỉnh Bình Dương)để hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3...