Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Bài toán xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP

Sau 1 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thanh Hóa có 30 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Việc gia tăng số lượng, chất lượng các sản phẩm OCOP là tín hiệu vui, song đa phần chưa xây dựng được lộ trình phát triển nhãn hiệu, bảo đảm cho các sản phẩm “vươn xa” trên thị trường.

Sau hơn 1 năm triển khai, chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả ban đầu quan trọng, đang tạo động lực mới trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, với các sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP, thì việc giữ vững tiêu chí sau công nhận cũng đặt ra nhiều vấn đề, là một cuộc hành trình không hề đơn giản.

Đến nay, Thanh Hóa đã có 30 sản phẩm của 20 tổ chức kinh tế được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 4 sao, 24 sản phẩm 3 sao. Theo quy định, sau 3 năm công nhận, ngành chức năng sẽ đánh giá lại các tiêu chí, nếu sản phẩm nào không đảm bảo thì sẽ bị rớt xuống hạng sao thấp hơn hoặc thu hồi giấy chứng nhận đạt sao.Với quy định này sẽ thúc đẩy các đơn vị, địa phương cần có sự nỗ lực và phát triển dài hơi hơn với chính sản phẩm đã được công nhận, nếu không sẽ nhận lại thất bại tại “sân chơi” mang tên OCOP.

Thực tế, để duy trì và giữ vững tiêu chí đối với sản phẩm được công nhận OCOP là tiếp tục thêm một sự nỗ lực, cố gắng mà ở đó các hợp tác xã, doanh nghiệp cần phải năng động, linh hoạt và đưa ra những giải pháp cụ thể, những chiến lược dài hơi hơn. 30 sản phẩm OCOP được tỉnh đánh giá vừa qua đã từng bước xây dựng được thương hiệu trên thị trường và ngày càng tiến gần đến người tiêu dùng hơn.

Dưa chuột baby, một trong những sản phẩm đạt 4 sao của Cty CPTM&XD Phong cách mới.Dưa chuột baby, một trong những sản phẩm đạt 4 sao chương trình OCOP của Cty CPTM&XD Phong cách mới.

Theo ông Phan Xuân Hùng, Tổ trưởng Tổ Quản lý chương trình OCOP Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết: Việc giữ vững tiêu chí sản phẩm được công nhận OCOP là một câu chuyện không nhỏ. Nếu nói về tổng quan đó là sự vận hành của chương trình OCOP phải đúng theo quy định. Tuy nhiên, để giữ vững thì chắc chắn phải gắn với chủ thể vì Nhà nước không thể can thiệp trực tiếp vào kinh doanh của chủ thể.

Sau khi được công nhận, chủ thể phải xác định những nội dung tiếp theo phải làm, phải phát huy vai trò chứ không thể dậm chân tại chỗ, phải tuân thủ các cam kết về chất lượng... Đồng thời, cần phải tăng cường vai trò và sự giám sát của chính quyền cấp xã trong việc phát triển và đánh giá sản phẩm OCOP, có chính sách cụ thể để hỗ trợ.

Để phù hợp với sự phát triển của thị trường và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhất là tham gia phát triển sản phẩm OCOP, các chủ thể kinh tế, HTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã từng bước tiếp cận và thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng công nghệ sản xuất theo quy trình có kiểm tra, giám sát, sử dụng các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ để tạo số lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao.

Mặt khác, trước đây, trong quá trình sản xuất, các hộ mới chỉ tuân thủ quy trình sản xuất theo phương pháp truyền thống, dựa vào kinh nghiệm, chưa có sự thống nhất về kỹ thuật sản xuất... nên chất lượng giữa các hộ không đồng đều. 

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, hiện có 25/30 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã được cơ quan chuyên môn cấp chứng nhận nhãn hiệu, sở hữu nhãn hiệu, sở hữu tập thể, mã số, mã vạch... Song việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chưa được thực hiện đồng bộ, kịp thời. Bởi quy mô sản xuất của các sản phẩm vẫn mang tính nhỏ lẻ, chưa tập trung; việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.

Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.

Mực nước sông Mã đang lên, Thanh Hóa phát công điện cảnh báo lũ
Mực nước sông Mã đang lên, Thanh Hóa phát công điện cảnh báo lũ

Vào hồi 16h30 ngày 22/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá đã phát đi Công điện số 21 cảnh báo lũ trên sông Mã tới Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn.

Nhiều nỗi lo trên thị trường “chợ mạng”
Nhiều nỗi lo trên thị trường “chợ mạng”

Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng online ngày càng tăng với hình thức mua qua các trang thương mại điện tử hay qua mạng xã hội. Mua hàng online mang lại nhiều tiện lợi như giúp khách dễ dàng chọn lựa, tiết kiệm thời gian đi lại... Nhưng bên cạnh đó nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là đối với những mặt hàng thực phẩm được chế biến sẵn.