Thái Nguyên: Điểm đến của các nhà đầu tư
Những năm qua, Thái Nguyên là một trong những điểm sáng - hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để thấy rõ hơn sự nỗ lực và thành công trong việc thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hoàng Thái Cương.
iám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hoàng Thái Cương
Xin ông cho biết những kết quả đạt được về công tác thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua?
Năm 2017, việc thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể như sau: Tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước đạt 50.000 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư khu vực FDI khoảng 26,6 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 23,4 nghìn tỷ đồng. Tỉnh đã cấp mới quyết định chủ trương đầu tư cho 65 dự án với tổng vốn 4.242 tỷ đồng, diện tích đất 378 ha, cấp mới giấy chứng nhận đầu tư 4 dự án, tổng vốn đầu tư 147,6 tỷ đồng, diện tích đất 9,8 ha.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên địa bàn tỉnh, có 13 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 120 triệu USD. Giá trị sản xuất xây dựng ước đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, trong đó đơn vị xây dựng có vốn trong nước thực hiện 16,4 nghìn tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 839 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 305 nghìn tỷ đồng; tổng số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 124 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 7,2226 tỷ USD. Thái Nguyên hiện có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.420 ha; theo quy hoạch đến 2030, sẽ có 35 cụm công nghiệp.
Vậy đâu là “lực hút” để Thái Nguyên trở thành một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư?
Để có được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền cùng sự chung tay góp sức của người dân và các doanh nghiệp - doanh nhân trong việc nỗ lực xây dựng Thái Nguyên trở nên giàu mạnh. Môi trường đầu tư thuận lợi, các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, rõ ràng, tình hình trật tự an ninh xã hội được đảm bảo, qua đó giúp nhà đầu tư yên tâm đầu tư trong thời gian dài.
Thái Nguyên có hệ thống giáo dục lớn thứ ba cả nước với nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp... hàng năm cung cấp hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp có trình độ đại học, cao đẳng, công nhân lành nghề với nhiều ngành nghề đào tạo đa dạng, vì vậy giúp các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn lao động.
Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận tiện, gần sân bay Nội Bài, gần cảng biển Hải Phòng; cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, hệ thống đường giao thông đầy đủ hội tụ ở cả 3 loại gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy, giúp cho việc lưu thông hàng hóa, loại hình vận tải của nhà đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn. Nhiều dịch vụ điện, nước, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng đủ nhu cầu cho đầu tư phát triển mạnh mẽ của Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy nhanh công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai, quy hoạch khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên quý hiếm để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư khi đến với Thái Nguyên với sự trợ giúp tư vấn thực hiện các đồ án quy hoạch từ các nhà tư vấn nổi tiếng của thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore...
Những khó khăn trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh là gì, thưa ông?
Theo tôi, bên cạnh những thuận lợi về thu hút đầu tư thì vẫn còn những khó khăn, thách thức trong quá trình đẩy mạnh thu hút đầu tư như tính nhất quán, ổn định và minh bạch của hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số bất cập, gây khó khăn đối với các nhà đầu tư.
Năng lực của các đối tác doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên nói riêng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được các tiêu chí, kỳ vọng của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển kinh tế nóng như hiện nay (đất sạch, đất có hạ tầng...). Chất lượng đào tạo vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần tiếp tục nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao việc tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư…
Trong thời gian tới, Thái Nguyên có những giải pháp gì nhằm thu hút đầu tư mang lại hiệu quả cao?
Để tăng cường công tác thu hút đầu tư vào tỉnh, thời gian qua, Thái Nguyên đã nghiên cứu đưa ra ra một số giải pháp như sau.
Giải pháp về luật pháp, chính sách: Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với pháp luật hiện hành.
Giải pháp về quy hoạch: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu. Rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả.
Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Tiếp tục tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải...).
Giải pháp về nguồn nhân lực: Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo để đáp ứng các yêu cầu mới, phấn đấu theo kịp mô hình giáo dục đào tạo trong khu vực và trên thế giới.
Giải pháp về giải phóng mặt bằng: Tăng cường công tác giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch, thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh.
Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia, cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để quảng bá các tiềm năng, lợi thế của tỉnh với các nhà đầu tư. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch.
Bên cạnh đó, tỉnh đã giao cho Sở Kế hoạch và đầu tư và Trung tâm Tư vấn và xúc tiến đầu tư làm đầu mối để kết nối các chương trình xúc tiến đầu tư, kết nối với các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành các thủ tục cần thiết về đầu tư.
Những đề xuất của Sở nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên?
Đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục có những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù cho từng vùng, miền, nhất là các khu vực còn khó khăn. Đề nghị các bộ, ngành Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên về phát triển thị trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tiếp cận với các nguồn vốn, tín dụng ưu đãi; hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp về việc tạo lập, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ nhằm tạo động lực cho sự phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập.
Có các cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân; thu hẹp những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp Việt trong việc tiếp cận các nguồn lực như đất đai, tài nguyên...
Trân trọng cảm ơn ông!
Hoàng Thiệp (Thực hiện)
Tin mới
Thủ tướng, Hồng y Petro Parolin: Mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Vatican
Thủ tướng Vatican, Hồng y Petro Parolin khẳng định, Đại diện thường trú của Tòa thánh tích cực hợp tác với Việt Nam. Giáo hoàng Francis mong sớm thăm Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối liên kết giữa Tòa thánh và Giáo hội Công giáo Việt Nam, tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Vatican.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ carbon hướng đến Net Zero
25ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ hai trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Vì sao, Mỹ chuẩn bị cấm sử dụng phần mềm Trung Quốc trong các xe kết nối tự động?
Theo Reuters, hôm nay, ngày 23/9, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố một đề xuất cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc trong các xe kết nối và tự động trên đường phố Mỹ do lo ngại về an ninh quốc gia.
Trung tâm dịch vụ giao dịch phân phối tín chỉ carbon Soiva Hàn-Việt sẽ hoạt động vào cuối tháng Chín
Theo ông Kim Sang-Yong, Chủ tịch Công ty Soiva Korea, việc thành lập trung tâm dịch vụ giao dịch phân phối trung hòa Carbon Soiva Hàn Quốc- Việt Nam sẽ thúc đẩy hoạt động giao dịch và phân phối tín chỉ carbon Soiva giữa 2 nước.
Washington quyết quay lưng với yêu cầu nào của Kiev?
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trả lời “không” khi được hỏi liệu ông có quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa mà Washington cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hay không.
Điều kiện nào để cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ?
Luật Đất đai 2024 có nhiều điểm mới, một trong số đó là nới lỏng các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đất không có giấy tờ. Đây là bước tiến quan trọng, giúp giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến đất đai.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM