Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thái Nguyên: Chủ động, sáng tạo triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ; diện tích tự nhiên 3.533 km2; dân số trên 1,2 triệu người, trong đó 64,9% dân số ở nông thôn. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính (2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện) với 180 xã, phường, thị trấn.

 

Thay đổi diện mạo vùng nông thôn

Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình xây dựng NTM), bình quân toàn tỉnh đạt 4,85 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 10,94 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo 20,57%; sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn khó khăn, nông thôn chậm phát triển...

Với quyết tâm chính trị cao, xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trung tâm bao trùm, bằng sự nỗ lực phấn đấu, điều hành quyết liệt và năng động của Đảng bộ, chính quyền và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trên địa bàn tỉnh, sau gần 10 năm thực hiện chương trình, đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực.

Xã Vinh Sơn, Sông Công đón nhận bằng công nhậ củ Thủ tướng Chính phủ công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.Xã Vinh Sơn (TP. Sông Công) đón nhận bằng công nhận của Thủ tướng Chính phủ công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh có 91 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó có 88 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 61,5%; 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đến hết năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu nâng số xã đạt chuẩn NTM lên 101 xã (chiếm 70% số xã nông thôn); bình quân các xã nông thôn đạt 16,5 tiêu chí NTM/xã, tăng 11,65 tiêu chí so 2010; không còn xã có dưới 6 tiêu chí NTM...

Hiện nay, 100% số xã đều có đường giao thông kết nối với trung tâm huyện. Hệ thống đường trục xóm, liên xóm, ngõ xóm và đường trục chính nội đồng đều được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, đặc biệt là các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh đã nâng cấp và làm mới 420 km kênh mương thủy lợi do xã quản lý; xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp 406 trạm điện, hơn 1.300 km đường điện; hoàn thành mục tiêu xóa xóm, bản chưa được đầu tư về điện lưới quốc gia.

Bằng nhiều giải pháp huy động nguồn lực, Thái Nguyên đã xóa được hơn 2.200 nhà tạm, dột nát, nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt hơn 38 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 8,4%; hàng năm, tạo việc làm tăng thêm cho trên 15.000 người...

Thành phố Sông Công đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mớiTP. Sông Công đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh tập trung đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng các vùng sản xuất tập trung, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, gắn với xây dựng và phát triển các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ phát triển NTM

Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh huy động các nguồn vốn đạt trên 21.300 tỷ đồng... Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình, còn một số hạn chế: Nông thôn phát triển chưa đồng đều (hiện còn 5 xã đạt dưới 10 tiêu chí); chất lượng một số tiêu chí ở một số xã đạt chuẩn NTM chưa cao.

Thái Nguyên phấn đấu, đến năm 2025, có 130 xã trở lên được công nhận đạt chuẩn NTM và có ít nhất 20 xã đạt NTM kiểu mẫu; 6 đơn vị cấp huyện trở lên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so hiện nay; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm bình quân 2%/năm trở lên.

 Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thái Nguyên đã có sự chủ động, sáng tạo, tìm ra nhiều phương pháp, cách làm hiệu quả, thiết thực, như: Hỗ trợ xi măng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; hỗ trợ kinh phí cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM; chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; giao nhiệm vụ, kêu gọi các đơn vị đỡ đầu, tài trợ trong xây dựng NTM.

Giai đoạn 2016 - 2020, bám sát định hướng chỉ đạo của Trung ương và hướng dẫn của các bộ, ngành, Thái Nguyên đã chú trọng hơn đến những nội dung xây dựng NTM quan trọng, có tác động trực tiếp đến cải thiên đời sống vật chất và tinh thần của người dân (phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị quy mô lớn theo hướng an toàn; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, triển khai Chương trình OCOP…).

Các lãnh đạo TW và địa phương thăm gian hàng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu - sản phẩm OCOP tỉnh Thái NguyênCác vị lãnh đạo Trung ương và địa phương thăm gian hàng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu - sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Đồng thời, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước đã nghiên cứu, ban hành Bộ tiêu chí về “Xóm NTM kiểu mẫu” (gồm 9 tiêu chí, 32 chỉ tiêu) và “Gia đình NTM” (4 nhóm tiêu chí và 18 chỉ tiêu) xác định hạt nhân trong xây dựng NTM là đơn vị cấp xóm, hộ dân với hầu hết các tiêu chí đều hướng đến người dân và người dân đều tự thực hiện được.

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã được chú trọng. Thời điểm 2011 - 2019, toàn tỉnh đã xây dựng được 80 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nâng tổng số công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh lên con số 239; 68 nghĩa trang; 207 điểm thu gom rác thải; 55 công trình vệ sinh tại các trường học; trên 30.000 công trình vệ sinh hộ gia đình. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 91,8%, sử dụng nước sạch đạt 67,8%. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện...

Để tiếp tục góp phần cùng cả nước thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2030, ban chỉ đạo - văn phòng điều phối NTM các cấp chú trọng ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, truyền thống, thế mạnh của địa phương theo Chương trình OCOP gắn với xây dựng thương hiệu, không những phục vụ tiêu dùng trong nước, mà còn vươn ra thị trường thế giới. Đề nghị tỉnh ưu tiên quan tâm bố trí nguồn lực thỏa đáng để hỗ trợ xây dựng NTM tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng ATK, căn cứ cách mạng.

Phong trào hiến đất, xây dựng công trình hạ tầng nông thôn: Các địa phương đã vận động nhân dân hiến trên 593 ha đất và nhiều cây cối, tài sản trên đất để phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Một số địa phương triển khai tốt như huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ, thị xã Phổ Yên...

Ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã ủng hộ các công trình an sinh xã hội với số tiền trên 120 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp, tổ chức tham gia đóng góp ủng hộ xây dựng NTM, như: Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (xây nhà văn hóa xóm Tân Thành, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình và một số công trình khác…); Doanh nghiệp Bê tông Việt Cường (hỗ trợ máy trộn bê tông làm đường giao thông nông thôn tại một số địa phương); Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các đơn vị thuộc Quân khu I đóng trên địa bàn (xây một số nhà văn hóa xóm, đường giao thông)…

Các dự án đã và đang góp phần tích cực làm thay đổi nhận thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở vùng thực hiện dự án, tạo sức lan tỏa trong phong trào xây dựng NTM, tỉnh Thái Nguyên.

Hoàng Thiệp

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê
Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê

Chiều 23/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công điện số 30 điện Chủ tịch UBND các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc phát lệnh báo động III trên sông Lèn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9 ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.

Chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa
Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa

Tính đến 15h ngày 23/9/2024, tình hình mưa lũ đã làm ảnh hưởng, gián đoạn cung cấp điện đến 4.262 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam
Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam

Lái xe vận chuyển hàng từ Việt Nam sang lào, khi về mua pháo mang về thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Với hành vi trên, Nguyễn Đức Tâm (trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị Tòa án nhân dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) tuyên phạt 24 tháng tù giam.

TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ
TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ

Sáng 23/9, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các phường, xã có đê và các phòng, ban, đơn vị của thành phố chủ động triển khai các phương sẵn sàng ứng phó với mực nước lũ đạt báo động II và vượt báo động II trên sông Mã.