Tẩy chay mỹ phẩm giả!
Việt Nam - một thị trường hấp dẫn đối với các nhà sản xuất và phân phối mỹ phẩm. Các cửa hàng, DN kinh doanh mỹ phẩm, làm đẹp mọc lên như nấm… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thị trường mỹ phẩm xuất hiện tràn lan hàng giả, hàng nhái, gây mất lòng tin đối với NTD...
Hậu quả khôn lường
Giờ đây, mỹ phẩm không chỉ dành riêng cho phái nữ, mà đàn ông cũng cần chăm sóc sắc đẹp. Nó đã dần trở thành một sản phẩm thiết yếu, mang lại sự tự tin cho mỗi cá nhân. Kèm theo đó là các chính sách mà Chính phủ luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cho DN để kinh tế đất nước đi lên: Ban hành Nghị định số 93/2016/ NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm ngày 1/7/2016, đã thúc đẩy DN đầu tư mạnh hơn về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, không ít DN lợi dụng các “lỗ hổng” để kinh doanh chộp giật, không những làm tổn hại đến hình ảnh cũng như lợi nhuận của các thương hiệu, mà còn khiến NTD lãnh nhiều hậu quả. Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã bắt giữ rất nhiều lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, các sản phẩm nhái nhãn mác…, đã phản ánh phần nào những bất cập và kẽ hở trong công tác quản lý.
Bà Nguyễn Thị Đông, Tổng giám đốc Công ty CP Mỹ Phẩm Hoa Lan khẳng định, trên thị trường hiện nay, nhất là ở các vùng nông thôn, sản phẩm mỹ phẩm giả và nhái bày bán tràn lan. "Khi sang Thái Lan thì được biết, họ chỉ xuất khẩu sang Việt Nam với số lượng đủ để vào các siêu thị, nhưng không hiểu sao ở các vỉa hè lại có nhiều hàng Thái đến thế?", bà Đông nói.
Theo bà Đông, công tác quản lý thị trường còn rất lỏng lẻo. Có trường hợp, DN chỉ nhập hàng Trung Quốc và thuê tới 250 người chỉ ngồi bóc tem Trung Quốc và dán tem Việt Nam (?!).
Nói về tác hại của việc sử dụng phải mỹ phẩm giả, bác sỹ Đỗ Thiện Trung (Khoa Chăm sóc da, Bệnh viện Da liễu) cho biết: Việc sử dụng mỹ phẩm giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ thường để lại hậu quả khó lường; nhiều bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng da rất xấu, với mục tiêu làm trắng da thì không những không trắng lên mà còn xấu đi, đen sạm và khó có thể phục hồi được bình thường.
“Có những trường hợp sử dụng mỹ phẩm giả để lại sẹo trên da, ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và sức khỏe. Tôi rất mong có nhiều giải pháp để chống được hàng giả, hàng nhái, giúp NTD sử dụng đúng mỹ phẩm có chất lượng, tốt cho sức khoẻ”, bác sỹ Trung bày tỏ.
Quản lý lỏng lẻo
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam cho rằng, chính sách đang có những lỗ hổng. Việc áp dụng hậu kiểm theo cam kết hội nhập thế giới dẫn tới việc các DN cứ tung sản phẩm ra thị trường, khi phát hiện ra sản phẩm giả thì đã thiệt hại cho NTD.
Theo ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công thương): Người nghèo là đối tượng bị tác động nhiều nhất, chị em phụ nữ nông thôn chính là tầng lớp tiêu thụ lượng lớn hàng giá rẻ này. Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa chặt chẽ. Có những cơ quan vẫn còn giữ kín thông tin. Trong khi chúng tôi có sự vụ đều công khai xuống tận các chi cục, các đội. Do đó, phải dám làm và làm công khai để bảo vệ DN làm ăn chân chính và NTD.
Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty CP Sao Thái Dương cho rằng, có những DN chưa ý thức được trách nhiệm của mình khi sản xuất sản phẩm, lưu thông trên thị trường. Họ chưa nắm được, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam không chỉ tuân thủ tiêu chuẩn, hướng dẫn của Bộ Y tế, mà còn tuân thủ Bộ quy chuẩn của khu vực và thế giới.
Bà Liên bức xúc: “Hàng handmade hiện nay nở rộ nhờ xu hướng bán hàng online phát triển mạnh. Hàng handmade thường được sản xuất tại các cơ sở nhỏ, chỉ cần phòng thí nghiệm nhỏ nên việc kiểm soát về vi sinh vật, độ ẩm không khí… chắc chắn sẽ không được tốt bằng các cơ sở được trang bị kỹ thuật kỹ càng. Vì vậy, giá thành chắc chắn sẽ rẻ, cạnh tranh lớn với sản phẩm của các hãng lớn có đầu tư nhà máy, quản lý chất lượng, nhân sự... Đây chính là rào cản cho DN dám dũng cảm xây dựng sản phẩm một cách bài bản”…
Vì vậy, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta theo cam kết ASEAN, tuy nhiên cũng phải có cách nào để kiểm soát, sàng lọc các sản phẩm khi đưa ra thị trường, bởi cơ quan thực thi không thể phân biệt được hết".
Phan Chinh - Hoàng An
Tin mới
Hà Nội còn 26 trường chưa thể đón học sinh trở lại học
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, tính đến ngày 19/9, hầu hết các trường trên địa bàn TP. Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn 26 trường bị ngập hoặc chưa bảo đảm các điều kiện an toàn để đón học sinh.
TP. Hồ Chí Minh thay thế, hạ thấp gần 3.000 cây xanh hư hại, mất an toàn
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã thay thế gần 3.000 cây xanh có nguy cơ mất an toàn và hạ thấp chiều cao của gần 200 cây.
Gilimex dự kiến phát hành hơn 31,65 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 45,25%
CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã GIL) mới thông báo về kế hoạch trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông.
Đổi mới để làm rõ ranh giới giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước
"Cho nên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặt vấn đề này thực tế đi đúng vào trọng tâm cái yếu của mình đã chỉ ra. Cái yếu này không chỉ mới đây mà cái yếu này có từ lâu. Đó là một thực tế", ông Võ Ái Dân đánh giá.
Bộ Công an đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu
Trong dự thảo Luật Dữ liệu đang lấy ý kiến người dân, Bộ Công an đề xuất thành lập sàn giao dịch dữ liệu, cung cấp dịch vụ mua bán, trao đổi hợp pháp và an toàn.
Đông Anh - Hà Nội: Cận cảnh KĐT Kim Chung và Đại Mạch hơn 8.120 tỷ đang mời đầu tư
Hà Nội đang mời đầu tư Dự án Xây dựng Khu đô thị mới G3 tại các xã Kim Chung và Đại Mạch, huyện Đông Anh, có tổng chi phí thực hiện hơn 8.120 tỷ đồng...
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ