Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC): Chủ động các giải pháp “vượt sóng” khủng hoảng kép
Ngành xây dựng đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong 3 năm (2018 – 2020) và đến 2021 thì nhận thêm “cú bồi” về đợt tăng giá nguyên vật liệu. Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã đưa ra những giải pháp nào để vượt lên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chung của ngành?
Tái cấu trúc mạnh mẽ
Khủng hoảng của ngành xây dựng đã âm ỷ kéo dài từ năm 2017 – 2019, do không có nhiều dự án đầu tư địa ốc được cấp phép xây dựng, Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các CĐT trong lĩnh vực du lịch và BĐS nghỉ dưỡng bị thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành xây dựng và các nhà thầu xây dựng, trong đó có HBC.
Trước những khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được Ban lãnh đạo HBC đưa ra. Trong đó, nhóm giải pháp trọng tâm để đối phó với khủng hoảng chính là tái cấu trúc hệ thống quản lý, mô hình kinh doanh, nguồn nhân lực và tài chính song song với tái cấu trúc sản phẩm, dịch vụ, thị trường…
Một trong những động thái cho việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh của HBC đó là thực hiện mua lại Công ty CP 479 (sau đổi tên thành Công ty CP 479 Hòa Bình) để phát triển mảng hạ tầng, cầu đường. Đại diện HBC cho biết, sau khi sáp nhập, Công ty 479 Hòa Bình có mức tăng trưởng nhanh, dự kiến doanh thu năm nay tăng gấp 3 lần năm trước.
Từ đầu năm đến nay, Công ty 479 đã trúng thầu tổng giá trị gần 400 tỷ đồng với một số dự án: cầu Đài Xuyên 2, cầu Vân Tiên thuộc dự án đường cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên (Quảng Ninh); gói thầu thi công hạ tầng kỹ thuật KĐT Bảo Ninh 1, Đồng Hới (Quảng Bình), gói thầu nâng cấp mở rộng cầu Vĩ Dạ, Thừa Thiên Huế...
Đối với tái cấu trúc tài chính, HBC cho biết đang làm việc với các đối tác tài chính cho các gói tài trợ vốn SXKD nhằm chuẩn bị cho giai đoạn 2 - 3 năm sắp tới, khi dịch Covid-19 được khống chế và thị trường BĐS phục hồi cùng với các khách hàng của HBC triển khai dự án mới, đón đầu cho làn sóng này.
Những giải pháp HBC đưa ra - đã mang lại hiệu quả nhất định. 5 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị trúng thầu của HBC đạt gần 10.000 tỷ đồng, cao hơn giá trị trúng thầu cả năm 2020.
Đáng chú ý, chỉ trong tháng 4 và tháng 5, HBC trúng thầu 6,182 tỷ đồng, chiếm 63%. Trong số các dự án quy mô lớn và giá trị hợp đồng lớn, phải kể đến như Dự án Midori Park The Glory (hơn 1,371 tỷ đồng), The Opera Residence (hơn 2,680 tỷ đồng), Dự án Ecopark Residence (1,864 tỷ đồng)…
Trong đầu tháng 7, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trúng thầu gần 1900 tỷ đồng với 3 dự án mới là thi công phần thân Dự án Khu căn hộ HT – Pearl (TP. Dĩ An, Bình Dương), Dự án Khách sạn H5 thuộc Dự án Novaworld Bình Thuận (TP. Phan Thiết) và gói thầu cơ điện và PCCC của Tòa nhà V9 thuộc Tổ hợp Lô F3, Dự án Vinhomes Smart City.
Trước đó (cuối tháng 6), Hòa Bình tiếp tục trúng gói thầu thứ 3 thi công toàn bộ phần kết cấu và hoàn thiện 2 khối nhà C1, C2 - Dự án PiCity High Park, tổng giá trị gần 496 tỷ đồng và gói thầu thứ 3 - Dự án Khu dân cư và đô thị cao cấp Hưng Phát – Phú Quốc với giá trị gần 265 tỷ đồng.
Đại diện HBC chia sẻ: “Trong nguy luôn có cơ, chắc chắn sau đại dịch, nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ phục hồi rất nhanh. Tại Mỹ, sau khi Chính phủ kiểm soát tình hình dịch bệnh, nền kinh tế đã khôi phục và đang trên đà tăng trưởng. Từ nền kinh tế lớn nhất này, toàn cầu phục hồi, các lĩnh vực đầu tư, du lịch và các chuỗi dịch vụ cung ứng của thế giới sẽ phát triển, trong đó thị trường BĐS sẽ hồi sinh, cơ hội cho ngành xây dựng thế giới và trong nước là rất lớn. HBC sẽ nắm bắt và đón đầu cơ hội này”.
Hành trình vươn ra biển lớn
Dù một khởi đầu 2021 tốt hơn, nhưng hiện nay, HBC tiếp tục đối mặt với nguyên vật liệu xây dựng tăng giá chóng mặt, lại còn khan hiếm, kéo theo hàng loạt khó khăn trong tiến độ thi công và làm ngân sách dự toán bị vượt rất cao.
Trước diễn biến khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng mạnh, Tập đoàn cho biết đã và đang thực hiện một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng thấp nhất tới hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, đối với hợp đồng đã ký và đang triển khai thi công, Công ty thương lượng với các nhà cung cấp điều chỉnh giá để mua tích trữ phục vụ cho công tác thi công, đồng thời đàm phán với chủ đầu tư xem xét trượt giá do biến động giá nguyên liệu tăng.
Đối với các dự án tham gia đấu thầu, HBC đánh giá và phân tích xu hướng biến động giá, đưa thêm các dự phòng rủi ro cho các vật tư tăng giá biến động lớn trong giá dự thầu; đàm phán với các nhà cung cấp vật tư có biến động lớn về giá các chiến lược giữ giá trong khoảng thời gian 3 - 6 tháng nhằm ổn định giá trong thời gian tương ứng.
Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽ đưa vào các điều khoản hợp đồng - cho phép điều chỉnh giá các vật tư chính khi giá biến động lớn hơn hay nhỏ hơn 5% nhằm giảm thiểu một phần các rủi ro xảy ra.
Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong năm 2018 (doanh thu 18,300 tỷ đồng), HBC đã cùng các DN xây dựng tư nhân khác trong nước chiếm gần hết thị phần của DN xây dựng nước ngoài, trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.
Vì vậy, Tập đoàn HBC cho rằng rất khó giữ đà tăng trưởng 5 năm tăng 5 lần như 30 năm trước kể từ khi thành lập. Bởi vì, nếu đúng như vậy thì đến năm 2028, doanh thu của Hòa Bình sẽ lớn hơn tổng sản lượng của cả ngành xây dựng Việt Nam năm 2019 (16 tỷ USD). Đó là một điều không tốt cho nền kinh tế và cũng không thể xảy ra! Do vậy, việc hướng ra thị trường nước ngoài là con đường tất yếu của Tập đoàn.
“Có như thế, Hòa Bình mới thoát khỏi giới hạn của thị trường chật hẹp trong nước, đồng thời kéo theo nhiều DN xây dựng và vật liệu xây dựng cùng chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ liên quan XK ra thị trường toàn cầu, đưa công nghiệp xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia”, Chủ tịch Lê Viết Hải nhắn gửi cổ đông tại Báo cáo thường niên 2020.
Song, bước đầu tiến ra thị trường nước ngoài của HBC gặp không ít thách thức. Đại diện Công ty cho biết, dịch Covid-19 đã khiến HBC bị chậm triển khai các dự án ở nước ngoài.
Ngoài ra, không chỉ đối với HBC mà các nhà thầu Việt nói chung khi ra nước ngoài, sẽ phải đối mặt với thách thức như nguồn tài chính hạn hẹp, chất lượng năng lực xây dựng chưa đồng bộ tiêu chuẩn, chưa có công nghệ kỹ thuật hiện đại do Việt Nam phát minh sáng chế, các hiệp hội ngành nghề chưa có sự liên kết hợp tác và quan trọng, nhất là thiếu một chiến lược tầm quốc gia XK dịch vụ tổng thầu để hỗ trợ cho các nhà thầu, các đơn vị dịch vụ cung ứng ra nước ngoài.
Riêng về phía HBC, chưa xây dựng được một hệ sinh thái các đối tác ở nước ngoài và chưa có cơ hội để làm việc với họ, dù trong nước công ty đã từng hợp tác với 20 đối tác nước ngoài uy tín trong lĩnh vực thi công.
Tuy nhiên, HBC có những lợi thế riêng của mình để có thể tự tin sẽ thành công ở chiến lược này. Theo đó, HBC đã vận dụng và làm chủ các công cụ quản lý dự án, quản lý điều hành công ty hiện đại như ERP, BIM và PMS – hệ hống quản lý dự án do chính HBC thiết kế tích hợp toàn diện các hệ thống quản lý trước đây, cho phép công ty quản lý hiệu quả và tối ưu cùng một lúc 60 – 70 công trình, hàng trăm hợp đồng thi công, không phân biệt địa lý vùng miền.
Kế hoạch của HBC đi ra nước ngoài là tham gia đầu tư dự án và làm tổng thầu dự án đó tại các nước. HĐQT Tập đoàn mới đây đã thông qua chủ trương thoái vốn ở các dự án đầu tư trong nước và xem xét thoái vốn ở công ty con, để tăng khả năng chủ động nguồn vốn lưu động nhằm thực hiện đầu tư dự án nước ngoài cùng với các dự án hạ tầng, cầu đường trong nước; đồng thời xem xét các giải pháp huy động vốn cho từng dự án và cho Công ty.
Dự kiến, năm 2022, HBC khởi công 2 dự án tại Hamilton và Niagara-on-the-Lake ở Canada...
Duy Thế
Tin mới
Thủ tướng, Hồng y Petro Parolin: Mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Vatican
Thủ tướng Vatican, Hồng y Petro Parolin khẳng định, Đại diện thường trú của Tòa thánh tích cực hợp tác với Việt Nam. Giáo hoàng Francis mong sớm thăm Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối liên kết giữa Tòa thánh và Giáo hội Công giáo Việt Nam, tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Vatican.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ carbon hướng đến Net Zero
25ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ hai trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Vì sao, Mỹ chuẩn bị cấm sử dụng phần mềm Trung Quốc trong các xe kết nối tự động?
Theo Reuters, hôm nay, ngày 23/9, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố một đề xuất cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc trong các xe kết nối và tự động trên đường phố Mỹ do lo ngại về an ninh quốc gia.
Trung tâm dịch vụ giao dịch phân phối tín chỉ carbon Soiva Hàn-Việt sẽ hoạt động vào cuối tháng Chín
Theo ông Kim Sang-Yong, Chủ tịch Công ty Soiva Korea, việc thành lập trung tâm dịch vụ giao dịch phân phối trung hòa Carbon Soiva Hàn Quốc- Việt Nam sẽ thúc đẩy hoạt động giao dịch và phân phối tín chỉ carbon Soiva giữa 2 nước.
Washington quyết quay lưng với yêu cầu nào của Kiev?
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trả lời “không” khi được hỏi liệu ông có quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa mà Washington cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hay không.
Điều kiện nào để cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ?
Luật Đất đai 2024 có nhiều điểm mới, một trong số đó là nới lỏng các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đất không có giấy tờ. Đây là bước tiến quan trọng, giúp giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến đất đai.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM