Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tạo dựng “thương hiệu” cho đặc sản địa phương trên nền tảng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

“Thương hiệu” là yếu tố mang sức mạnh vô hình quyết định sự tồn vong của sản phẩm/doanh nghiệp. Chính vì vậy, các chương trình, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đặc sản địa phương ra nước ngoài không thể không gắn chặt với việc gây dựng, bảo vệ và gìn giữ “thương hiệu”.

Pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới có quy định cụ thể khái niệm các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có thể được bảo hộ cho đặc sản địa phương gắn với địa danh, bao gồm:

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tùy thuộc vào tính chất của từng loại sản phẩm cũng như nhu cầu, điều kiện thực tế của từng vùng sản xuất đặc sản địa phương để lựa chọn tạo lập và phát triển đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phù hợp. Đây được coi là bước đi đầu tiên, đặt nền tảng cho chuỗi tiến trình đưa đặc sản địa phương đến với thị trường quốc tế.  Tuy nhiên, để có thể đứng vững và khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thị trường, việc xây dựng “thương hiệu” cho sản phẩm được coi là vấn đề sống còn.    

Thuật ngữ “thương hiệu” không được định nghĩa chính xác trong văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam nhưng nó lại được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong đời sống xã hội. Luật Sở hữu trí tuệ có khái niệm “nhãn hiệu” - là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Trên thực tế, thuật ngữ này thường được dùng lẫn với “thương hiệu”. Tuy nhiên, về bản chất đây là 2 khái niệm có nội hàm và ý nghĩa khác nhau.   

Từ các góc độ, cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể hiểu “thương hiệu” theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất, “thương hiệu” được hiểu là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết, phân biệt và ghi nhớ sản phẩm/doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng; là cảm nhận của công chúng về sản phẩm, dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh cảm tính và lý tính. “Thương hiệu” giúp tạo ra sự khác biệt đồng thời khẳng định uy tín, danh tiếng, sứ mệnh của sản phẩm/doanh nghiệp trên thị trường. 

Như vậy, nếu như “nhãn hiệu” là dấu hiệu mang tính hữu hình thì “thương hiệu” hàm chứa trong nó nhiều yếu tố vô hình; nếu như “nhãn hiệu” là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) trong một khoảng thời gian nhất định (10 năm và có thể gia hạn) thì “thương hiệu” là kết quả của quá trình gây dựng, tích lũy lâu dài của doanh nghiệp và nó tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng. “Thương hiệu” có thể tồn tại ngay cả khi sản phẩm mang nhãn hiệu không còn tồn tại nữa và ngược lại “thương hiệu” có thể hoàn toàn mất đi ngay cả khi “nhãn hiệu” vẫn đang được bảo hộ.  

“Thương hiệu” là yếu tố mang sức mạnh vô hình quyết định sự tồn vong của sản phẩm/doanh nghiệp. Chính vì vậy, các chương trình, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đặc sản địa phương ra nước ngoài không thể không gắn chặt với việc gây dựng, bảo vệ và gìn giữ “thương hiệu”.

 Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Đoàn kiểm tra của EU sắp thanh tra trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
Đoàn kiểm tra của EU sắp thanh tra trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Dự kiến đoàn thanh tra EU trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản sẽ thanh tra từ ngày 24/9 đến 17/10 để đánh giá hoạt động của chương trình kiểm soát dư lượng của Việt Nam đối với các sản phẩm được phép xuất khẩu sang EU cụ thể là thủy sản nuôi và mật ong.

Tám tháng đầu năm, TikTok, Facebook và loạt ông lớn nộp hơn 6.200 tỷ đồng tiền thuế
Tám tháng đầu năm, TikTok, Facebook và loạt ông lớn nộp hơn 6.200 tỷ đồng tiền thuế

Theo thông tin Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) công bố, hiện có 106 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử, tăng 10 đơn vị so với lần cập nhật cuối tháng trước. Danh sách các nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế gồm Google, Meta (Facebook), Microsoft, TikTok, Netfix, Apple...

Hà Nội: Phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường sau bão
Hà Nội: Phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường sau bão

Lễ phát động tổng vệ sinh toàn thành phố do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức sáng 14/9, tại vườn hoa Vạn Xuân, phường Quán Thánh, quận Ba Đình.

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Ngày hội Háng Pỉnh
Lạng Sơn: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Ngày hội Háng Pỉnh

Ngày 14/9 (tức 12/8 âm lịch), tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn tổ chức một số hoạt động trưng bày, tham quan, trải nghiệm nhân ngày hội Háng Pỉnh năm 2024.

Cần thiết quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở và lũ quét; Xây dựng các bản đồ cảnh báo thiên tai
Cần thiết quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở và lũ quét; Xây dựng các bản đồ cảnh báo thiên tai

Đối với cảnh báo sớm tai biến sạt lở, có thể sử dụng các phương pháp như: Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động ghi đo sự dịch chuyển của khối trượt. Khi sự dịch chuyển này vượt quá giới hạn có thể gây thảm họa thì hệ thống sẽ thông báo cho chính quyền và người dân kịp di rời khỏi nơi nguy hiểm.

Hà Tĩnh tiếp nhận thêm gần 11 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ
Hà Tĩnh tiếp nhận thêm gần 11 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh, chỉ trong ngày 13 và sáng ngày 14/9, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân… trên địa bàn tỉnh tiếp tục ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc thiệt hại do bão lũ gây ra với số tiền gần 11 tỷ đồng.