Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng cường bảo đảm an toàn các tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.

THCL Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.

Tăng cường bảo đảm an toàn các tổ chức tín dụng - Hình 1

Mục tiêu của Chỉ thị này nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững và tiếp tục nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự, kỷ cương đi đôi với việc tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Theo đó, tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua lại; nhà đầu tư có đủ điều kiện tham gia cơ cấu lại các TCTD để xử lý TCTD yếu kém, tăng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTD. 

Tập trung triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được NHNN bắt buộc trong thời gian qua theo phương án được phê duyệt. TCTD không đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, không có phương án cơ cấu lại khả thi hoặc không thực hiện được phương án cơ cấu lại được phê duyệt sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp can thiệp xử lý của Nhà nước thông qua sáp nhập, hợp nhất, mua lại và bằng một số biện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD, áp dụng chuẩn mực vốn Basel II và các nguyên tắc quản trị rủi ro theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế đi đôi với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai các biện pháp khuyến khích và bắt buộc (trong một số trường hợp cần thiết) tăng vốn điều lệ để cải thiện năng lực tài chính và mức độ an toàn. Kiểm soát việc phân phối lợi nhuận của các TCTD.

Tăng cường cải thiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động của TCTD; tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý vi phạm sở hữu vốn của cổ đông lớn, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong các ngân hàng thương mại cổ phần; cơ cấu lại các công ty con, công ty liên kết, hạn chế mở rộng đầu tư ngoài lĩnh vực tài chính; đẩy mạnh thoái vốn đầu tư của các TCTD trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, hiệu quả thấp; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các TCTD.

Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tại Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, đặc biệt là nợ xấu của TCTD yếu kém.

NHNN không xem xét, chấp thuận mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động, văn phòng đại diện, hạn chế tạm ứng, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, thành viên góp vốn và áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với TCTD chưa phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, không thực hiện đúng kế hoạch xử lý nợ xấu;

Cùng với những công việc trên, Thống đốc giao Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phối hợp với các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tập trung triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả kế hoạch Thanh tra năm 2017. Bên cạnh đó, tập trung giám sát những TCTD cấp tín dụng vượt giới hạn, cho vay, đầu tư của TCTD đối với khách hàng lớn/nhóm khách hàng lớn; đầu tư, sở hữu chéo và chuyển nhượng cổ phiếu, thoái vốn đầu tư; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ, mua bán tài sản, dự thu lãi và các khoản phải thu; tăng trưởng tín dụng; chấp hành quy định về lãi suất; hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; đánh giá kết quả thực hiện phương án cơ cấu lại và phương án xử lý nợ xấu của TCTD.

Cũng tại Chỉ thị này, Thống đốc yêu cầu Công ty quản lý tài sản các TCTD (VAMC) tập trung rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường.

Ngoài ra, VAMC cần tiếp xúc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia mua, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; thường xuyên, kịp thời công khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu theo đúng quy định của pháp luật;

Thống đốc cũng nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong huy động vốn; nghiêm cấm sử dụng các biện pháp vi phạm trần lãi suất, che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh.

Ngoài ra, các TCTD triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới và nâng cao chất lượng tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng; thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi, kiểm tra chặt chẽ khách hàng vay, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Hộ khó khăn về nhà ở do bão số 3 của Quảng Ninh sẽ sớm được xây lại nhà mới
Hộ khó khăn về nhà ở do bão số 3 của Quảng Ninh sẽ sớm được xây lại nhà mới

Tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khóa XIV, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ thiệt hại nặng nề về nhà ở do bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này góp phần tạo động lực để các hộ dân xây mới, sửa chữa nhà ở, an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.

Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí kịp thời trục vớt tàu, thuyền bị đắm do bão số 3
Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí kịp thời trục vớt tàu, thuyền bị đắm do bão số 3

Nghị quyết hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm do cơn bão số 3 được thông qua tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khoá XIV, đã tạo sự phấn khởi cho các hộ thuộc diện thụ hưởng; góp phần động viên, hỗ trợ ngư dân nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão, tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Sắp diễn ra hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm làng nghề, OCOP
Sắp diễn ra hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm làng nghề, OCOP

Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 3 - 6/10/2024, tại 489 đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Hà Nội, với 100 gian hàng tiêu chuẩn.

Giá cao su hôm nay 24/9: Thị trường biến động không đồng nhất
Giá cao su hôm nay 24/9: Thị trường biến động không đồng nhất

Giá cao su hôm nay 24/9, giá cao su trên sàn giao dịch Osaka và Thượng Hải, Thái Lan biến động không đồng nhất. Thị trường trong nước giá mủ cao su nội địa vẫn ở giao dịch ở mức 360-414 đồng/TSC.

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới
Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới

Đà Nẵng không chỉ là tâm điểm sự kiện MICE trong nước và quốc tế, là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách, mong muốn góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm chia sẻ tâm điểm của nhà lãnh đạo trong ngành du lịch mến khách, và đào tạo chuyên sâu về ngành du lịch – dịch vụ.

Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Quy Nhơn
Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Quy Nhơn

UBND thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã chính thức khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF).