Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tàn phá rừng vì… ươi!

Chưa bao giờ tình trạng khai thác ươi trái phép từ các huyện miền núi Quảng Nam lại ào ạt, rộ lên như những ngà

Chưa bao giờ tình trạng khai thác ươi trái phép từ các huyện miền núi Quảng Nam lại ào ạt, rộ lên như những ngày qua. Mỗi ngày có hàng trăm người tứ xứ, mang theo phương tiện vào rừng ngang nhiên đốn hạ cây ươi để lấy hạt. Việc làm này không chỉ khiến cho rừng ươi bị tàn phá, mà còn làm cho tình hình an ninh – trật tự diễn biến phức tạp và đã có người bị cây ươi ngã bỏ mạng tại rừng sâu.

Một cây ươi rừng ở xã Trà Giác, huyện Bắc Trà, tỉnh Quảng Nam bị đốn hạ để tận thu hạt

Vì hám lợi trước mắt

Những ngày này có dịp ngược lên các huyện miền núi của tỉnh, dễ dàng nhận ra các điểm thu mua hạt ươi mọc lên ven hai bên đường. Trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận huyện Phước Sơn, đã xuất hiện nhiều điểm trông giữ xe mới dựng lên. Thấy chúng tôi tò mò về các điểm giữ xe dọc đường, một anh cán bộ huyện Phước Sơn cùng đi giải thích, đó là các điểm giữ xe “phực vụ” cho các đối tượng khai thác ươi trái phép mới được hình thành tự phát. Khi được hỏi về chuyện khai thác ươi, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Xuân, Mai Văn Nghiệp bộc bạch: Mấy năm trước đây, giá ươi thấp, người đi lượm ươi bay rất ít và chủ yếu là người dân địa phương đi nhặt hạt ươi rụng (ươi bay) về bán để cải thiện đời sống. Còn mùa ươi năm nay được giá, nên việc thu hoạch ươi trở nên phức tạp và dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.

Từ đầu tháng 6, thương lái từ dưới xuôi lên mua với giá khoảng từ 30 – 50.000 đồng/kg ươi tươi và từ 150 – 250.000 đồng/kg ươi khô, nên lượng người dân đi lượm ươi cũng tăng đột biến. Tuy nhiên, điều bức xúc hiện nay, không chỉ có người đi lượm ươi bay, mà trong những ngày qua, mỗi ngày có cả trăm người từ các nơi kéo vào rừng, mang theo lỉnh kỉnh đồ nghề như: Ống nhóm, rựa và cả cưa máy… truy tìm, chặt cành và có khi đốn cả cây ươi xuống để lấy hạt, làm cho diện tích ươi trên địa bàn xã và vùng giáp ranh giữa huyện Phước Sơn và Nam Giang bị tàn phá nghiêm trọng. Từ đầu mùa đến nay, đã xảy ra nhiều vụ tranh giành quyền lợi, dẫn đến xô xát nhau giữa các thương lái. Và đã dẫn đến cái chết đau lòng do khai thác ươi bừa bãi.

Trưởng Công an xã Phước Hiệp, Hồ Văn Tin nhớ lại: Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 16/6, người dân địa phương chứng kiến cái chết thảm thương của ông Nguyễn Tấn Lực (SN 1963). Ông Lực quê ở Phú Yên cùng một nhóm người vượt hàng trăm cây số đến khu vực khe Là Mây (Phước Hiệp, Phước Sơn) khai thác ươi trái phép; trong khi đang đốn cây ươi để lấy hạt, chẳng may bị cây ngã đè chết và được người dân phát hiện đưa về quê mai táng. Dù chết đáng thương như vậy, nhưng tình trạng chặt hạ cây ươi để lấy hạt ở các huyện miền núi Quảng Nam vẫn không giảm. Tại khu rừng phòng hộ thác 5 tần thuộc địa phận thôn 1 (xã Trà Mai, Nam Trà My), các đối tượng dùng cưa máy, rìu đốn hạ cây ươi đề lấy hạt. Nhiều người dân địa phương cho biết: Để tránh sự chú ý của các cơ quan chức năng, ban ngày những người đi khai thác mang theo ống nhóm, lén vào rừng, tìm và đánh dấu những cây ươi có hạt, rồi tiến hành “phát quang” quanh gốc và chờ đến khuya, khi lực lượng chức năng “ngon giấc”, chúng bắt đầu tập trung phương tiện đốn hạ, lấy hạt…

Hãy cứu lấy rừng ươi

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Quảng Nam: Trong tháng qua, người dân từ khắp các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, Lâm Đồng, Quảng Bình, Vĩnh Phúc… ùn ào kéo lên các huyện miền núi của tỉnh như: Phước Sơn, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn… khai thác ươi trái phép. Trước tình hình rừng ươi bị tàn phá, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành địa phương liên quan tập trung triển khai các biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ và khai thác cây ươi trên địa bàn tỉnh. Theo đó, yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp cùng các địa phương liên quan tổ chức truy quét, kịp thời phát hiện, đẩy đuổi và xử lý kiên quyết các đối tượng vi phạm; tịch thu phương tiện, dụng cụ xung quỹ Nhà nước hoặc phá hủy ngay tại chỗ các phương tiện khai thác trái phép. Sau khi có văn bản chỉ đạo của tỉnh, các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác ươi.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn Nguyễn Mạnh Hà cho biết: Huyện đã thành lập Tổ kiểm tra liên ngành và mở nhiều cuộc tuần tra các điểm nóng về khai thác ươi tại các xã: Phước Hiệp, Phước Hòa… Qua đó, các tổ kiểm tra đã dẹp các bãi giữ xe, đẩy đuổi các đối tượng ra khỏi rừng và phá hủy hàng chục lán trại do người khai thác ươi dựng lên; đồng thời đx thu giữ hàng chục rìu, rựa và máy cưa lốc cùng hơn 500 ký ươi tươi. Còn huyện Nam Trà My, lực lượng kiểm lâm vùa bắt quả tang ông Nguyễn Văn Biển (SN 1987, trú huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) cùng một nhóm người đang đón ngã một cây ươi để lấy hạt. Ngoài việc truy quét, đẩy đuổi các đối tượng ra khỏi rừng ươi, Hạt Kiểm lâm các địa phương đã tổ chức chốt chặn ngay trên các tuyến đường giao thông huyết mạch. Mới đây, lực lượng Hạt Kiểm lâm huyện Đại Lộc đã phát hiện, tạm giữ ba ô tô vận chuyển hơn một tấn hạt ươi không có nguồn gốc và xuất xứ hợp pháp.

Thông tin từ phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh cho biết: Đơn vị này vừa phối hợp với Công an Đại Phong (huyện Đại Lộc) kiểm tra hành chính tại kho chứa hàng của ông Nguyễn Lân (SN 1971), trú thôn Mỹ Hảo (xã Đại Phong). Qua đó, đã thu giữ 1.215 kg hạt ươi không có giấy tờ, nguồn gốc hợp pháp. Theo các cơ quan chức năng của tỉnh, tính đến cuối tháng 6, toàn tỉnh đã kiểm tra và xử lý 72 vụ khai thác cây ươi, vận chuyển hạt ươi trái phép, thu giữ hơn 7,7 tấn hạt ươi; 8 xe ô tô, mô tô, hàng chục cưa máy và nhiều dụng cụ khác.

Dù các địa phương đã tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét, đẩy đuổi nhưng đến nay, tình trạng chặt cành, đốn hạ cây ươi để lấy hạt vô tội vạ vẫn còn diễn ra ồ ạt ở nhiều nơi, nhất là vùng giáp ranh giữa 2 huyện: Phước Sơn, Nam Giang; Nam Trà My và Bắc Trà My rồi khu vực Suối Bùn – vùng giáp giữa các huyện: Tiên Phước, Bắc Trà My, Hiệp Đức… Chủ tịch UBND xã Phước Xuân, Nguyễn Chí Sâm cho biết, xã đã mở nhiều đợt truy đuổi, phá lán trại, các đối tượng dạt vào rừng sâu, trú ẩn ở vùng giáp ranh. Nhưng sau đó, các đối tượng này quay trở tiếp tục đốn cây ươi để thu hạt, làm cho công tác quản lý rừng ươi và an ninh – trật tự trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Công tác quản lý rừng ươi đã không dễ, việc ngăn chặn người buôn bán, vận chuyển ươi hạt về xuôi cũng còn quá nhiều bất cập. Mấy ngày gần đây, thấy lực lượng chức năng tăng cường chố chặn, qua vận chuyển bằng ô tô khó trót lọt, nên các thương lái dùng xe máy chở hàng và đi vào các đường rẽ để tránh lực lượng chức năng phát hiện… Chính do nhiều lúng túng, bất cập như vậy, nên đến nay, vẫn còn nhiều cây ươi hàng chục năm tuổi tiếp tục bị chặt phá, lấy hạt gây nhiều búc xúc cho người dân địa phương…

Theo Thời Nay

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 23/9: Bắt đầu tuần mới trong sắc xanh
Giá xăng dầu hôm nay 23/9: Bắt đầu tuần mới trong sắc xanh

Giá dầu thế giới hôm nay 23/9, giá dầu bắt đầu tuần mới trong sắc xanh với dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ xấp xỉ 0,2%.

Thời tiết ngày 23/9: Không khí lạnh tiếp tục tràn về, vùng núi Bắc Bộ lạnh
Thời tiết ngày 23/9: Không khí lạnh tiếp tục tràn về, vùng núi Bắc Bộ lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (23/9), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.

Giá heo hơi hôm nay 23/9: Miền Bắc chạm ngưỡng 70.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 23/9: Miền Bắc chạm ngưỡng 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tiếp chiều tăng rải rác 1.000 đồng/kg trên cả nước. Trong đó, mức giá 70.000 đồng/kg đã xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành ở khu vực miền Bắc.

Giá sầu riêng hôm nay 23/9: Thị trường ở mức duy trì
Giá sầu riêng hôm nay 23/9: Thị trường ở mức duy trì

Giá sầu riêng hôm nay 23/9 không có nhiều biến động do đang trong giai đoạn chính vụ, sản lượng sầu riêng trong nước dồi dào.

Giá vàng hôm nay 23/9: Vàng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn kinh tế
Giá vàng hôm nay 23/9: Vàng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn kinh tế

Giá vàng thế giới ghi nhận ở mức 2.621,13 USD/ounce, quy đổi theo tỷ giá hiện hành của Vietcombank, giá vàng thế giới hiện ở khoảng 76,746 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Giá vàng SJC trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 3,254 triệu đồng/lượng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Phát biểu tại phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, trí tuệ con người đã giúp thay đổi thế giới và cuộc sống, song cũng chính con người là tác nhân gây ra nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự suy kiệt tài nguyên hay chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt...