Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tản mạn về lễ hội đầu xuân

Lễ hội đầu xuân là tập quán lâu đời của người Việt Nam là hoạt đ

Lễ hội đầu xuân là tập quán lâu đời của người Việt Nam là hoạt động vừa chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng vừa là minh chứng cho nét đẹp văn hoá của ông cha ta.

Theo thống kê của Bộ VHTT&DL, mỗi năm nước ta có hơn 8.000 lễ hội. Mỗi lễ hội đều mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng của từng tộc người, từng địa phương. Nhưng lễ hội nào cũng có tinh thần hướng tới một một chủ thể linh thiêng được suy tôn như: Những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy nghề, truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế...

Với tư tưởng “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, các lễ hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu, chẳng hạn như Lễ hội Lim, Lễ hội Yên Thế…

Phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: Thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) .v.v. Có lễ hội lại gọi tên theo những trò chơi dân gian như hội rước voi, rước chúa gái, hội đánh phết, ném còn, hội chọi gà, chọi trâu, hội đâm đuống...

Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

Ngày xuân, có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội, nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa thì lễ hội vui không kể xiết. 

Có những lễ hội trở nên tiêu biểu, nức tiếng gần xa như hội: Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, hội Cổ Loa, Lệ Mật, Phù Đổng của Hà Nội, hội Liễu Đôi (Hà Nam), hội Phủ Dầy (Nam Định), Bắc Ninh có hội Đồng Kỵ, hội Lim... Bắc Giang có hội Yên Thế, Xương Giang, Thổ Hà, Vạn Vân, hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương), hội chùa Dâu, hội chùa Keo (Thái Bình), hội đua ghe ngo của đồng bào Khơme Nam Bộ, hội vùng núi Sam (Châu Đốc - An Giang)...

Hầu hết các dân tộc đều có lễ hội truyền thống tiêu biểu gắn với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình. Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu của Bộ VHTT&DL, mặc dù sinh sống trong những không gian địa lý, điều kiện tự nhiên khác nhau nhưng trong dịp lễ, tết của các dân tộc có nhiều nét tương đồng nhất là các lễ, hội.

Chẳng hạn, nhiều dân tộc cùng tổ chức Lễ Tết Nguyên đán, đón Giao thừa, Rằm tháng Giêng, Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), Rằm tháng 7… Có những lễ, tết tuy không tổ chức vào cùng thời điểm nhưng mục đích, ý nghĩa lại rất giống nhau, như: Lễ tạ ơn, mừng lúa mới, cầu mưa, cầu ngư, cúng thần rừng… thể hiện lòng biết ơn của con người với trời đất, tổ tiên, ông bà và mong ước của người lao động về mùa màng tươi tốt, cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc.

Việc tổ chức các lễ, tết trong cộng đồng các dân tộc góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, tri thức dân gian trong ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Chính ý nghĩa, giá trị nhân văn đó đã làm nên sức sống của lễ hội. Những gì không phù hợp sẽ bị loại thải, những giá trị thực sự sẽ trường tồn.

Một mùa lễ hội mới đã về trên khắp đất nước Việt Nam. Chúng ta mong rằng các lễ hội vẫn giữ nguyên sức cuốn hút, hấp dẫn của nó, đồng thời ngày một giảm trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội. Bởi lễ hội là tinh hoa văn hóa Việt Nam, các giá trị văn hóa của lễ hội được bảo tồn và phát huy chắc chắn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo Chinhphu.vn

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.