Tài sản số “vàng thau lẫn lộn”, cần khung pháp lý
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Chứng khoán SSI cho rằng tài sản số có nhiều cơ hội nhưng cũng có rất nhiều rủi ro như pháp lý, cơ chế quản lý ngoại hối và lừa đảo. Thị trường càng nhiều cơ hội thì càng nhiều lừa đảo, vàng thau lẫn lộn.
Tại Diễn đàn Tài sản số 2024 chiều 28/3, các báo cáo cho thấy Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về giao dịch tiền số, chỉ sau Ấn Độ và Mỹ, với gần 26 triệu người sở hữu tiền ảo.
Trong bối cảnh Việt Nam chưa có khung pháp lý cho loại hình đầu tư này, các hoạt động mua bán, giao dịch tài sản số trong nước vẫn diễn ra sôi động. Điều này đang đặt ra những vấn đề chưa từng có đối với các tiêu chuẩn, quy định về tài sản, thị trường tài chính, thuế và yêu cầu quản lý kiểm soát rủi ro.
Ngày 23/2/2024, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 194/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhằm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
Tại quyết định trên, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đánh giá rủi ro về rửa tiền trong kinh doanh casino, trò chơi có thưởng và tài sản số, hoàn thành vào tháng 9.2024. Ngoài ra, Bộ Tài chính được giao xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản số và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản này, hoàn thành trong tháng 5/2025.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty cổ phần Chứng khoán SSI và đồng thời là Chủ tịch SSI Digital, cho biết Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người sở hữu tài sản số cao nhất thế giới.
“Trader (người giao dịch) Việt Nam cũng rất thông minh và thu được lợi nhuận lớn từ tài sản số. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số, bởi với những cơ sở pháp lý hiện nay thì bao giờ tài sản số mang về đất nước, đi đâu hay thế nào còn là câu chuyện và cần có những đề xuất để tài sản số được luật pháp chấp thuận, từ đó mới có các sàn để giao dịch, chuyển nhượng tài sản số”, ông Hưng nêu.
Ngoài ra, theo ông Hưng, tài sản số có nhiều cơ hội nhưng cũng có rất nhiều rủi ro như pháp lý, cơ chế quản lý ngoại hối và lừa đảo. Thị trường càng nhiều cơ hội thì càng nhiều lừa đảo.
"Khi thị trường không phân biệt được là vàng hay thau thì những người càng ít hiểu biết càng khó phân biệt và quyết định tài sản của mình", ông Hưng nhấn mạnh.
“Chúng tôi mong rằng có đủ cơ sở để xin cơ chế đặc thù hợp pháp để mọi người tham gia một cách chính thống, đồng thời tạo ra một nơi để startup nương tựa và huy động vốn khi cần thiết”, Chủ tịch SSI Digital nói.
Ông Hưng cho rằng việc đề xuất Chính phủ xây dựng khung pháp lý để kiểm soát giao dịch tài sản số, thúc đầy kiến tạo môi trường phát triển các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam, phát triển các ứng dụng blockchain và dịch vụ kỹ thuật; từ đó giúp giữ lại tài năng trong nước, tránh chảy máu chất xám, giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.
“Khi các dòng tiền đầu tư được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch, rủi ro an ninh tiền tệ sẽ được giảm, góp phần tăng cường tài chính quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách thông qua kiểm soát thuế, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư”, ông Hưng nêu.
Ông Trần Đắc Trung, Phó trưởng ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng cho rằng việc định hình những cơ hội và thách thức do tài sản số mang lại, từ đó tạo ra luật chơi, khuôn khổ cho loại tài sản này là đòi hỏi khách quan và cấp thiết.
Theo ông Trần Đắc Trung, đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, và để thành công cần có sự tham gia của tất cả các bên, từ cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp và nhà khoa học, chuyên gia công nghệ...
T. Hương (Nguồn: )
Tin mới
Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở
Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.
Phát hiện cơ sở nuôi 24 trẻ sơ sinh không phép tại TP. Hồ Chí Minh
Qua kiểm tra thực tế chùa Phật Bửu phát hiện tại đây đang nuôi dưỡng, chăm sóc 24 trẻ sơ sinh. Trong đó, có 16 trẻ sơ sinh trai và 8 bé gái.
Thái Nguyên: Tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc
Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 9/9, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên vận hành tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc với tổng lưu lượng xả dự kiến từ 60 đến 300 m3/s để chủ động ứng phó với mưa lũ, đồng thời hạ dần mực nước trong hồ đón lũ, tạo dung tích phòng lũ.
Quảng Ninh: Vỡ công trình thủy lợi Hà Thanh, 400 hộ dân chìm trong biển nước
Do mưa, phần đập đất vai trai của công trình thủy lợi Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bị vỡ khoảng 50m; nước từ công trình đã ảnh hưởng đến khoảng 400 hộ dân thuộc ba thôn: Hà Tràng Đông, Hà Tràng Tây, Nà Bắc.
Thái Nguyên: Lũ trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, hiện nay, trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy và Trạm thủy văn Chã, lũ đang lên chậm.
Sắp đấu giá lại 4 khu đất vàng từng có giá hơn 2,43 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam