Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tái cơ cấu nợ Vinalines: Điểm “nghẽn” cần tháo gỡ

Theo Đề án tái cơ cấu Vinalines, từ nay đến hết năm 2015, việc tái cơ cấu, cổ phần hóa (CPH) Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ phải hoàn thành. Do thực hiện một khối lượng công việc lớn, phức tạp trong một thời gian ngắn, Vinalines gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, tái cơ cấu nợ được xem là điểm nghẽn cần một cơ chế để tháo gỡ.


Trong Đề án tái cơ cấu Vinalines đã được Chính phủ phê duyệt, ngoài việc thực hiện sắp xếp lại Vinalines theo hướng tập trung vào các ngành nghề chính là vận tải, dịch vụ và cảng biển, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, Vinalines còn phải thực hiện CPH các DN, tiến tới CPH công ty mẹ.

Năm 2014: Sẽ CPH 10 DN

Hiện nay, Vinalines đang tập trung để CPH các đơn vị thành viên, trước hết là các cảng biển. Tất cả các cảng biển lớn (Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn…) đều phải CPH. Trong đó, ngoại trừ một số cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, các cảng biển còn lại, Nhà nước không nhất thiết giữ cổ phần chi phối. Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép một số cảng khi CPH nhà nước giữ có thể là dưới 49% vốn điều lệ.

Trong năm 2013, Vinalines đã thực hiện công tác CPH 07 DN, song kết thúc năm 2013 chỉ có 02 DN hoàn tất công tác CPH là Cảng Quy Nhơn và Cảng Khuyến Lương. Như vậy, cùng với 05 DN chưa hoàn tất CPH của năm 2013, năm 2014, Vinalines sẽ tiến hành CPH 10 DN, chủ yếu là các cảng biển Hải Phòng, Sài Gòn, Nghệ Tĩnh… Hiện nay, có 05 DN đã hoàn tất quá trình xác định giá trị DN, các DN còn lại dự kiến sẽ hoàn tất quá trình này vào tháng 6/2014.

Cùng với CPH 10 DN thành viên, Vinalines quyết tâm hoàn thành việc xây dựng phương án CPH công ty mẹ ngay trong năm 2014 và tiến hành (IPO) trong quý I/2015.

Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinalines, trong quá trình CPH Vinalines, điều quan trọng là tập trung để tìm được các nhà đầu tư chiến lược, có thế mạnh về tài chính, về khai thác cảng biển và cho phép một số cảng biển được sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài làm cổ đông chiến lược với cổ phần có thể đạt đến 20% vốn điều lệ, tùy theo cơ cấu vốn điều lệ của DN và số lượng cổ phần phát hành lần đầu trên sàn chứng khoán. Chủ trương đối với CPH công ty mẹ là Nhà nước không nhất thiết giữ cổ phần chi phối, ưu tiên cho nhà đầu tư trong nước, trong khi nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia cổ đông chiến lược, tỷ lệ tham gia cụ thể sẽ được đưa vào phương án CPH trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập trung tái cơ cấu nợ

Hiện nay, quá trình tái cơ cấu, CPH Vinalines gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề tái cơ cấu nợ. Đây được xem là nhiệm vụ nặng nề nhất của Vinalines. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Vinalines phải tập trung vào việc xử lý công nợ: đàm phán với từng chủ nợ, các đối tác, nhà cung ứng để cơ cấu toàn bộ nợ của Vinalines. 6 tháng cuối năm sẽ là thời gian để Vinalines tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.

Được biết, với số nợ khoảng gần 56.000 tỷ đồng (bao gồm cả số nợ gần 20.000 tỷ đồng của 05 đơn vị từ Vinashin chuyển sang), thời gian qua, đại đa số các khoản nợ của Vinalines chỉ được xử lý theo hướng giãn nợ và lãi phải trả từ 1 - 3 năm (theo các chuyên gia khoảng thời gian tối thiểu mà Vinalines cần là 5 - 6 năm). Các khoản nợ không thay đổi, thời gian giãn nợ ngắn là gánh nặng tài chính lớn khiến quá trình tái cơ cấu Vinalines gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, một cơ chế linh hoạt, hợp lý để xử lý vấn đề tài chính là điều mà Vinalines đang rất cần nhằm hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu. Vinalines đang thực hiện việc đàm phán với các đối tác là ngân hàng, các chủ nợ để được xử lý nợ với các hình thức như khoanh nợ, mua lại nợ, xóa một phần hoặc hoán đổi lại nợ thành cổ phiếu.

Về vấn đề tái cơ cấu nợ của Vinalines, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, xuất phát từ những khó khăn của Vinalines trong xử lý vấn đề tài chính, Bộ đang trình Chính phủ và Chính phủ nhất trí sẽ ban hành một nghị quyết riêng về vấn đề tái cơ cấu nợ cho Vinalines. Nghị quyết này chủ yếu là để giải quyết vấn đề công nợ hiện nay của Vinalines, tạo điều kiện để Vinalines tái cơ cấu, CPH.

Đại diện lãnh đạo Vinalines cho biết, trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, CPH, Vinalines có sự hỗ trợ lớn của Chính phủ, của Bộ Giao thông Vận tải. Tái cơ cấu là mục tiêu cao nhất của Vinalines và hiện nay Tổng công ty đang định ra những bước đi phù hợp, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận với mục đích hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu, CPH đúng lộ trình.

A. Hà – B. Thủy

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, sáng 22/9/2024, giờ địa phương, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.

Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba
Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba

Ngày 22/9, tại Hà Nội, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.

Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.