Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tái cơ cấu ngân hàng: Những chuyển biến tích cực

Nhằm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn đối với lĩnh vực NH, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội nhằm phục vụ cho Kỳ họp Quốc hội thứ 6.

 

Mặc dù thời gian triển khai chưa dài, nhưng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 1058) đã đi vào cuộc sống, tạo được nhiều chuyển biến tích cực.

Tái cơ cấu ngân hàng: Những chuyển biến tích cực - Hình 1

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hệ thống ngân hàng

Chú trọng quản trị rủi ro

Theo đó, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài nhằm thay đổi về chất trong công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro và kiểm soát của TCTD; giúp ngăn ngừa, cảnh báo, xử lý kịp thời sai phạm và rủi ro, góp phần giảm thiểu khả năng tổn thất, nguy cơ đổ vỡ của hệ thống NH.

NHNN cũng đang nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực vốn Basel II theo phương pháp nâng cao (FIRB)… Như vậy, cơ chế, chính sách thực hiện Basel II sẽ được hoàn thiện, góp phần xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ, thống nhất, tăng cường minh bạch hóa hoạt động NH, nâng cao năng lực quản trị điều hành phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động của các TCTD tại Việt Nam; bảo đảm sự an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững các TCTD.

Ngoài ra, ngày 14/9/2018, NHNN đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án tăng vốn điều lệ đối với các NHTM nhà nước (trừ các NH mua lại bắt buộc: NH Xây dựng, NH Dầu khí Toàn cầu và NH Đại Dương). Điều này, không chỉ giúp nâng cao năng lực tài chính, mà còn tăng cường khả năng chống chịu và ứng phó rủi ro của các NH này.

Trong năm nay, NHNN đã tổ chức các đoàn công tác, do lãnh đạo NHNN chủ trì, làm việc trực tiếp tại một số địa phương có nhiều quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) để nắm bắt thêm tình hình hoạt động, các khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở đó, cùng với kết quả và kinh nghiệm xử lý các QTDND yếu kém trong thời gian gần đây, NHNN sẽ bổ sung, hoàn thiện và phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. NHNN đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành chỉ thị của Thống đốc NHNN về chấn chỉnh, tăng cường, phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống QTDND.

Đối với hoạt động tài chính vi mô, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/2/2018 quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và Thông tư số 10/2018/TT-NHNN ngày 9/4/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô.

Các thông tư này đóng vai trò quan trọng, từng bước hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động tài chính vi mô, góp phần nâng cao năng lực tổ chức, quản trị, điều hành..., đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tài chính vi mô.

Gắn TCTD với xử lý nợ xấu

Để thực hiện có hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” tại Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 (Quyết định 1058), NHNN đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD, do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. NHNN cũng đã thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu của NHNN và Tiểu ban chỉ đạo xử lý nợ xấu ngành NH. Đến nay, NHNN đã hoàn thành việc phê duyệt phương án của phần lớn các TCTD.

Đặc biệt, Luật Các TCTD sửa đổi được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV - đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu, nhất là đối với các TCTD yếu kém. Trên cơ sở đó, việc xử lý các TCTD yếu kém tiếp tục được triển khai hiệu quả trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, không hỗ trợ trực tiếp từ NSNN mà vẫn đảm bảo xử lý căn bản và thực chất nợ xấu.

Bên cạnh việc chủ động nghiên cứu, xây dựng và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho việc khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu TCTD yếu kém, NHNN đã luôn tạo điều kiện cho các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua lại thông qua tìm kiếm, giới thiệu đối tác, cung cấp thông tin cho các TCTD có nhu cầu tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật, pháp lý và thủ tục.

Với kết quả tích cực trong xử lý nợ xấu nói chung, xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 cũng đạt được kết quả bước đầu. Từ 15/8/2017 - 31/7/2018, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 của toàn hệ thống TCTD được xử lý đạt 141,3 nghìn tỷ đồng.

Để kịp thời đánh giá các kết quả đạt được, các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các TCTD và xác định các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, ngày 28/8/2018, NHNN đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành NH sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg.

Sau hội nghị, NHNN đã ban hành Chỉ thị 05/CT-NHNN ngày 17/9/2018 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu và có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tăng cường công tác phối hợp trong triển khai thực hiện Nghị quyết 42.

Xử lý nghiêm các vi phạm

Báo cáo cho biết, Trong 9 tháng đầu năm 2018, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN tiếp tục chủ động tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kiên quyết các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD, thúc đẩy các TCTD triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Đề án 1058.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, NHNN đã thực hiện 884 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các TCTD (656 cuộc thanh tra và 228 cuộc kiểm tra); ban hành kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra đối với 754 cuộc thanh tra, kiểm tra (bao gồm cả các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa ban hành kết luận trong kỳ trước chuyển sang). Về cơ bản, khuôn khổ pháp lý cho công tác thanh tra đã được kiện toàn một bước quan trọng; các cuộc thanh tra được triển khai nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với nội dung và kế hoạch thanh tra.

Đối với hoạt động của các công ty tài chính, NHNN đã thực hiện cấp phép chặt chẽ; hiện có 16 công ty tài chính đang hoạt động, trong đó có 11 công ty tài chính tín dụng tiêu dùng. NHNN thực hiện giám sát thường xuyên và có báo cáo định kỳ (hàng quý) về tình hình tài chính và những vấn đề cần lưu ý.

Trong năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018, NHNN đã tiến hành 5 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với công ty tài chính. Qua đó, NHNN đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế về hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng, đưa ra các kiến nghị, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, kịp thời có các văn bản chỉ đạo, cảnh báo các công ty tài chính có tồn tại, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động nhằm kịp thời xử lý các tồn tại, sai phạm tại từng đơn vị, tiếp tục chỉ đạo các công ty tài chính tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật hiện hành.

Thống đốc NHNN cho biết, với các biện pháp chỉ đạo quyết liệt của NHNN và sự nỗ lực, chủ động của các TCTD trong kiềm chế và xử lý nợ xấu, đặc biệt với sự ra đời của Nghị quyết 42, nợ xấu tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%. Từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2018, toàn hệ thống xử lý được 794,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu do TCTD tự xử lý (chiếm 62%) và bán nợ cho các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả VAMC) chiếm 38%.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.

Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"

Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.

Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.

Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật

Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.