Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu hội nhập

Sau 15 thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã phát sinh một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn cũng như hội nhập quốc tế nói chung.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh minh họa, nguồn internet
Hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Luật được xây dựng và ban hành trong bối cảnh Việt Nam đàm phán, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu Việt Nam phải hoàn thiện khung pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tăng cường tính minh bạch trong xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, loại bỏ rào cản kỹ thuật thương mại không cần thiết, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại toàn cầu.

Quá trình triển khai thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã tạo chuyển biến tích cực đối với hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng với quy định của Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) của WTO và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia, hợp tác quốc tế sâu rộng về thương mại tự do theo các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP dẫn đến việc thực thi các các hiệp định này cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, hiện nay, chủ chương của Đảng, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; nhu cầu đổi mới sáng tạo và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; yêu cầu đổi mới mô hình quản lý khoa học công nghệ, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia...

Theo đó, trải qua thực tiễn hơn 15 năm thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng thực tiễn khách quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm thi hành các cam kết về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trong khuôn khổ WTO, APEC, ASEAN... thời gian qua Việt Nam đã ký kết các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP... với các quy định, cam kết sâu hơn, mở rộng hơn trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Trong các FTA thế hệ mới đều có điều khoản quy định về minh bạch hóa liên quan đến xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, tuy nhiên, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Điều 6) chỉ đưa ra các nguyên tắc chung về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hợp tác quốc tế.

Mặc dù một số điều khoản có quy định về quá trình xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp phải xem xét tính phù hợp với cam kết quốc tế có liên quan, nhưng các quy định này còn ở mức cơ bản, chỉ phù hợp với thời điểm năm 2007 khi Việt Nam mới gia nhập WTO. Đồng thời, những nội dung quy định này mang tính thụ động của Việt Nam khi hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Điều 8), chưa thể hiện tính chủ động, tích cực của Việt Nam tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế.

Hơn nữa, Hiệp định WTO/TBT (Phụ lục 3) và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Điều 8.7 Hiệp định CPTPP, Điều 5.5 Hiệp định EVFTA, Điều 6.6 Hiệp định RCEP) quy định trách nhiệm của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia trong thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa, ưu tiên hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, loại bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo thuận lợi hóa thương mại.

Song tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định này chung chung (khoản 2 Điều 59 ), chưa xác định rõ vị trí pháp lý của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia về việc thống nhất điều phối, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo cam kết hội nhập quốc tế nêu trên.

Tương tự, hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) được xác định là nền tảng cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế thông qua thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá, là tiền đề để các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển, tiếp cận thị trường quốc tế theo nguyên tắc hiện đại. Tuy nhiên, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện nay chưa quy định về vấn đề này, do vậy, việc quy định về Hạ tầng chất lượng quốc gia là vấn đề cần thiết.

Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới với các cam kết mở hơn, cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia sâu vào hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời, phải tuân thủ các yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn về tính công khai, minh bạch liên quan đến hoạt động xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trong quá trình thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại quốc tế, khu vực. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện nay chưa đáp ứng hoàn toàn với yêu cầu FTA thế hệ mới.

Hơn nữa, với xu thế tăng cường hội nhập kinh tế quốc, tăng cường xuất khẩu hàng hóa là một trong những định hướng lớn phát triển kinh tế xã hội, cùng với đó nhu cầu khai thác, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài tăng cao dẫn đến các hành vi xâm phạm, vi phạm bản quyền tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ngày càng diễn ra tràn lan.

Các FTA thế hệ mới cũng có quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, nước ngoài là đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ, điều này dẫn đến khả năng các tổ chức, cá nhân Việt Nam sẽ bị kiện khi sử dụng, khai thác trái phép tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài trong thời gian tới là rất cao.

Mặt khác, trong thực tiễn các tổ chức quốc tế (ISO, IEC) cũng đã có thông báo tới Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) đề nghị hỗ trợ xử lý hành vi xâm phạm bản quyền về tiêu chuẩn, logo của ISO, IEC từ doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chưa quy định rõ vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài. Vì vậy, việc xử lý hành vi vi phạm gặp khó khăn.

Ngoài ra, hiện nay, hoạt động tiêu chuẩn chưa phát huy được tính dẫn dắt, chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội do phần lớn việc xây dựng tiêu chuẩn căn cứ theo nhu cầu thực tại.

Theo kinh nghiệm quốc tế, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu CEN/CENELIC hoặc các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… thì việc ban hành chiến lược tiêu chuẩn hóa sẽ xác định rõ các nguyên tắc, định hướng cơ bản, thiết lập chương trình hành động tổng thể, phát triển hệ thống tiêu chuẩn trung và dài hạn trên phạm vi toàn cầu hoặc quốc gia.

Do đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia là nền tảng mang tính chủ đạo, định hướng phát triển lĩnh vực tiêu chuẩn, đảm bảo hoạt động tiêu chuẩn thể hiện tầm nhìn, kế hoạch tổng thể rõ ràng, xuyên suốt, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, tuân thủ cam kết hội nhập quốc tế, phù hợp xu thế phát triển tiêu chuẩn quốc tế và các nước tiên tiến trong khu vực.

H.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện

HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.

Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.

Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.