Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ của chuỗi cửa hàng SSS Momcare cho mẹ và bé nhiều lần bị phạt vì vi phạm các quy định về hàng hóa, sản phẩm

Chuỗi cửa hàng SSS Momcare sản phẩm cho mẹ và bé đang bày bán lượng lớn hàng hoá không nhãn phụ bằng tiếng Việt; nguồn gốc mập mờ; có dấu hiệu trốn thuế. PV liên lạc vào số điện thoại cửa hàng dành cho người tiêu dùng đặt hàng thì phát hiện sự thật bất ngờ, chủ của Thiên đường mua sắm cho mẹ và bé nhiều lần bị phạt hành chính vì vi phạm các quy định về hàng hóa, sản phẩm.

LTS: Thương hiệu & Côngluận đăng tải loạt bài viết liên quan đến hàng không nguồn gốc, xuất xứ, nhái, lậu, trốn thuế bày bán tràn lan… trên thị trường Hà Nội, nhiều bạn đọc bày tỏ sự thất vọng đối với các mặt hàng tiêu dùng được kinh doanh bởi các shop, các tiểu thương nhỏ lẻ. Người tiêu dùng dần mất niềm tin cũng bởi Cục Quản lý thị trường Hà Nội – Cơ quan có “quyền lực” nhất đối với hàng hóa bày bán trên thị trường vẫn còn nhiều tình trạng “dở khóc dở cười” bởi khi mua phải hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng… Và đâu đó vẫn còn le lói tia hy vọng, rất cần cơ quan ngôn luận vào cuộc để bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Đơn cử như bài viết: Nóng: Cửa hàng quần sơ sinh và trẻ em SSS Momcare Thái Bình bán thuốc điều trị Covid-19. Ngay sau khi bài viết được đăng tải, Cục Quản lý thị trường Thái Bình đã vào cuộc xác minh, kiểm tra làm rõ cửa hàng SSS Momcare cơ sở Thái Bình. Sau bài viết: SSS Momcare Phố Huế, Hà Nội bán sản phẩm không tem nhãn phụ, mập mờ về nguồn gốc được đăng tải trên Tạp chí Thương hiệu & Công luận ngày 18/03/2021, thì độc giả cũng mong muốn Cục Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc, kiểm tra xử lý như Thái Bình. 

Mặc dù cửa hàng SSS Momcare đường Hai Bà Trưng, thành phố Thái Bình bị Cục Quản lý thị trường kiểm tra ghi nhận một số hàng hóa đang trưng bày có nhãn hiệu bằng tiếng nước ngoài không có nhãn hiệu phụ bằng tiếng Việt theo quy định nhưng vẫn bày bán, quảng cáo trên //www.facebook.com/sssmomcare.vn
Cửa hàng SSS Momcare đường Hai Bà Trưng, thành phố Thái Bình bị Cục Quản lý thị trường kiểm tra vào ngày 17/03/2022 ghi nhận một số hàng hóa đang trưng bày có nhãn hiệu bằng tiếng nước ngoài không có nhãn hiệu phụ bằng tiếng Việt theo quy định nhưng vẫn bày bán, quảng cáo trên //www.facebook.com/sssmomcare.vn.

Theo giới thiệu tại website và nhiều bài viết trên các website khác thì cửa hàng quần áo sơ sinh và trẻ em SSS Momcare chuyên bán quần áo, đồ cho mẹ và bé. Hệ thống SSS Momcare có 03 cơ sở, gồm: Cửa hàng quần áo sơ sinh và trẻ em SSS Momcare số 192 Hai Bà Trưng, phường Đề Thám, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình; Cửa hàng SSS Momcarecó địa chỉ tại số 193 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, TP.  Hà Nội và cơ sở thứ ba là SSS Momcare tại số 142 Võ Văn Kiệt, TP. Hồ Chí Minh.

Được biết, hệ thống cửa hàng quần áo sơ sinh và trẻ em SSS Momcare do bà Nguyễn Thị Bích Hằng – Hotmon Hằng “túi” làm Giám đốc. Bà Hằng không chỉ đầu tư vào thị trường hàng hóa cho mẹ và bé, mà còn xây dựng cho mình một thương hiệu Sam Natural - sản phẩm chăm sóc da và cơ thể được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên quý hiếm. Thương hiệu Sam Natural thuộc của Công ty cổ phần Sam-Natural, thế nhưng trong buổi đầu tiên vừa mới ra mắt dòng sản phẩm Công ty này đã bị xử phạt hành chính. Năm 2019, Tuổi trẻ Thủ đô đã có hẳn phóng sự về sản phẩm của Sam Natural do Hotmon Hằng “túi” làm Giám đốc. Bài viết: Chủ của chuỗi cửa hàng SSS Momcare cho mẹ và bé nhiều lần bị phạt vì vi phạm quy định về hàng hóa, sản phẩm; Link của bài viết  thông tin rằng, Thương hiệu Sam Natural thuộc của Công ty cổ phần Sam-Natural, do Hotmon Hằng “túi”, tức Nguyễn Thị Bích Hằng làm Giám đốc đã thực hiện 03 hành vi vi phạm và bị phạt tiền là 60 triệu đồng.

Cửa hàng SSS Momcare có địa chỉ tại số 193 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Cửa hàng SSS Momcare có địa chỉ tại số 193 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội..

Thương hiệu & Công luận tiếp tục nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả về việc cửa hàng SSS Momcare nhận phân phối, bán buôn - bán lẻ các loại sữa nhập khẩu có thương hiệu nổi tiếng từ nhiều quốc gia với chiết khấu cao…

Thực hư thông tin cửa hàng SSS Momcare phân phối sữa nhập khẩu?

Với mong muốn tìm hiểu mua các loại sản phẩm sữa như: Sữa bột, sữa non, sữa nước của cửa hàng SSS Momcare, PV  được nhân viên bán hàng trả lời rằng, gọi vào số điện thoại 0901238585 để được tư vấn mua hàng. Sau đó, PV gọi đến số 0901238585 - bạn nhân viên nam giới thiệu là nhân viên tư vấn bán buôn của SSS Momcare. Khi PV đặt vấn đề mong muốn lấy sản phẩm sữa nhập khẩu của SSS Momcare về bán thì bạn tư vấn trả lời: “Tạm thời bên em không phân phối sản phẩm sữa”. Sau đó, thì bạn nhân viên lại bảo: “Chị ở đâu, cho em xin địa chỉ để em bảo 01 bạn nhân viên đến tư vấn trực tiếp cho chị. Bên em nhiều nhân viên lắm. Bên em thường không trao đổi chính sách qua điện thoại”…

Tuy nhiên, theo khảo sát của PV, sữa ngoại “xách tay” từ Nhật Bản, Australia, Pháp, Nga, Mỹ… được rao bán tràn lan trên mạng. Không chỉ có mặt ở các cửa hàng chuyên kinh doanh sữa mà trên thị trường hiện nay sữa “xách tay” còn len lỏi vào các cửa hàng tạp hóa, đại lý bán sữa… Đa số người dùng cho rằng “tiền nào của nấy”, sữa càng đắt tiền càng tốt. Tuy nhiên, không ai có thể khẳng định sữa ngoại “xách tay” có đảm bảo chất lượng hay không.

Lợi dụng tâm lý sính ngoại của người dân nên một lượng lớn sữa ngoại không rõ nguồn gốc đã tràn vào Việt Nam dưới hình thức “hàng xách tay”, đặc biệt tai hại hơn là nạn sữa giả, sữa nhái đang xuất hiện nhiều nơi.

Từ sự việc trên cũng khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng về chất lượng sản phẩm sữa nhập khẩu của SSS Momcare, bởi phần lớn, sữa “xách tay” được đưa vào Việt Nam thông qua du lịch và “xách tay” đường tiểu ngạch nhưng với số lượng rất hạn chế. Không thể có hàng để phấn phối bán buôn được? Điều dư luận quan tâm và đặt ra câu hỏi: Phải chăng SSS Momcare chưa thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan chức năng mới có hàng để bán buôn cho các đại lý?

Trốn thuế, vi phạm hàng loạt hoạt động?

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán, lưu hành trên thị trường. Do vậy, pháp luật cũng đã đưa ra những quy định rõ ràng về cách thức gắn nhãn mác sản phẩm đối với từng đối tượng cụ thể tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

Nhãn hàng hóa bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP). Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Thế nhưng, trong quá trình "mục sở thị" cửa hàng SSS Momcare tại số 193 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, chúng tôi ghi nhận hầu như tất cả các sản phẩm ở đây đều không có nhãn dán phụ bằng tiếng Việt. Khi chúng tôi thắc mắc trên bao bì của sản phẩm toàn tiếng nước ngoài, không có tiếng Việt thì người tiêu dùng biết sử dụng ra sao? thì bạn nhân viên tư vấn nói: “Hàng bên em không phải là hàng Việt Nam mà là hàng xách tay”. Tuy nhiên, khi PV đề cập đến nguồn gốc xuất xứ, có hoá đơn chứng từ gì không thì bạn nhân viên đó trả lời: “Bên em chỉ có hoá đơn bán lẻ thôi chứ không suất thuế GTGT (VAT)”.

Sản phẩm sữa bột Nutricia Infatrini cho trẻ từ 0-18 tháng tuổi không hề có thông tin của sản phẩm bằng tiếng Việt.
Sản phẩm sữa bột Nutricia Infatrini cho trẻ từ 0-18 tháng tuổi không hề có thông tin của sản phẩm bằng tiếng Việt.
Đa số các mặt hàng tại SSS Momcare đều không có nhãn dán phụ bằng tiếng Việt.
Đa số các mặt hàng tại SSS Momcare đều không có nhãn dán phụ bằng tiếng Việt.
Đa số các mặt hàng tại SSS Momcare đều không có nhãn dán phụ bằng tiếng Việt.

Có thể thấy, những mặt hàng được bày bán tại cửa hàng SSS Momcare chủ yếu dành cho lứa tuổi trẻ em - đối tượng cần được bảo vệ nhất. Liệu rằng những món đồ trên có thực sự an toàn khi không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như thành phần? Và cửa hàng này có thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan chức năng không?

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt (trừ một số quy định khác). Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt.

Luật pháp hiện hành đã rất cụ thể, thế nhưng hệ thống cửa hàng SSS Momcare chuyên bán sản phẩm cho mẹ bầu và em bé, là những đối tượng rất nhạy cảm về sức khoẻ, tâm lý, cần được bảo vệ thì những sản phẩm bày bán tại cửa hàng phải đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo về chất lượng, phải được cơ quan chức năng thông quan và kiểm soát trước khi bày bán ra thị trường… Thế nhưng, chủ cửa hàng lại đang lợi dụng sự sơ hở của pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước để bày bán các sản phẩm hàng hoá vi phạm luật một cách công khai, cố tình thách thức các quy định.

Như vậy, hệ lụy từ việc kinh doanh không xuất hóa đơn đã nảy sinh ra những công ty mua bán hóa đơn, làm hóa đơn khống để đáp ứng cho những doanh nghiệp kê khai được chi phí đầu vào mà thực tế không có mua nguyên liệu đầu vào, số thuế trốn được là không nhỏ.

Vậy nên, cơ quan quản lý cần có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ để bảo vệ quyền lợi, thương hiệu cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đối với các doanh nghiệp vi phạm trốn thuế bằng hình thức không xuất hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ phải tăng mức phạt thật nặng so với mức phạt quy định hiện nay.

Đối với người dân, khách hàng người tiêu dùng, Nhà nước phải tuyên truyền, kêu gọi tạo thói quen mua hàng hóa là phải nhận hóa đơn; Về phía cơ quan thuế cần thành lập các đội kiểm tra liên ngành tại các địa phương để thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp.

Đặc biệt, để làm rõ việc kinh doanh có dấu hiệu trốn thuế khi không xuất hóa đơn VAT tại chuỗi cửa hàng SSS Momcare, đề nghị các cơ quan chức năng, thanh tra thuế cần sớm cuộc điều tra để tránh thất thu ngân sách Nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Thương hiệu & Công luận chuyển đến bạn đọc thông tin chân thực về hệ thống cửa hàng SSS Momcare và Sam Natural - sản phẩm chăm sóc da và cơ thể được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên quý hiếm, vì sao bị phạt và đến giờ đã khắc phục được lỗi vi phạm hành chính đó chưa?

Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.