Sau năm 2023 kinh doanh lao dốc, Vận tải và Xếp dỡ Hải An quyết định không trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông
Công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Công ty Hải An – MCK: HAH) đã quyết định không trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông và chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu. Vậy kết quả kinh doanh của Công ty Hải An trong năm 2023 ra sao?
Lý do, Công ty Hải An kinh doanh lao dốc trong năm 2023
Tại báo cáo tài chính quý IV/2023, Công ty Hải An ghi nhận doanh thu đạt 664,76 tỷ đồng, giảm 21,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 52,56 tỷ đồng, giảm 72,3% so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, biên lợi nhuận gộp tiếp tục suy giảm từ 32%, về chỉ còn 17%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 58,2% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 157,73 tỷ đồng, về 113,15 tỷ đồng. Doanh thu tài chính giảm 84,2%, tương ứng giảm 36,94 tỷ đồng, về 6,94 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm 53,7%, tương ứng giảm 28,16 tỷ đồng, về 24,31 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,3%, tương ứng tăng thêm 1,69 tỷ đồng, lên 33,3 tỷ đồng. Như vậy, trong kỳ, mặc dù lợi nhuận gộp lao dốc, Hải An còn hụt doanh thu tài chính, điều này dẫn tới lợi nhuận giảm tới 72,3%, về chỉ còn 52,56 tỷ đồng.
Tính tới 31/12/2023, tổng tài sản của Hải An tăng 6,3% so với đầu năm, đạt 5.369 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định ghi nhận 3.117 tỷ đồng, chiếm 58,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 1.005,2 tỷ đồng, chiếm 18,7% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 317,9 tỷ đồng, chiếm 5,9% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tài sản biến động mạnh chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 42,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 237,7 tỷ đồng, về 317,9 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 2,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 26,5 tỷ đồng, lên 1.005,2 tỷ đồng …
Về nguồn vốn, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tính tới cuối năm 2023 tăng thêm 4,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 64,7 tỷ đồng, lên 1.386,8 tỷ đồng và chiếm 25,8% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 351,4 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 1.035,4 tỷ đồng.
Lý giải kết quả kinh doanh lao dốc trong quý IV/2023, Hải An cho biết do giá cước biển giảm, giá cho thuê tàu giảm so với cùng kỳ năm trước dẫn tới lợi nhuận hoạt động khai thác tàu giảm mạnh. Ngoài ra, Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ kinh doanh từ công ty liên doanh Zim Hải An do Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 3/2023.
Năm 2024: Kế hoạch lợi nhuận đi lùi, Hải An quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu
Công ty Hải An vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 26/4 tại Hải Phòng.
Theo đó, trong năm nay, Hải An đặt kế hoạch tổng doanh thu 3.502 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế dự kiến 340 tỷ đồng, giảm 5% so với thực hiện trong năm 2023. Trong đó, tổng sản lượng dự kiến 1,4 triệu TEU.
Trong năm 2023, Hải An đạt 2.612,7 tỷ đồng doanh thu, giảm 18,5% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế giảm 65,6%, về chỉ còn 357,8 tỷ đồng. Do vậy, kết thúc năm 2023, công ty chỉ hoàn thành 72,7% so với kế hoạch lãi 492 tỷ đồng mà ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 giao cho Ban điều hành, cũng như hoàn thành 89,5% so với kế hoạch lãi 400 tỷ đồng đã điều chỉnh giảm trong những ngày cuối năm 2023 - Công ty điều chỉnh giảm kế hoạch lãi năm 2023 từ 492 tỷ đồng, về 400 tỷ đồng.
Về kế hoạch đầu tư trong năm 2024, Hải An cho biết sẽ tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và nhận 2 tàu đóng mới loại 1.800 TEU trong năm 2024; tiếp tục tìm mua tàu cũ thích hợp khi có cơ hội để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đội tàu; tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cảng, Depot tại khu vực Cái Mép với giá trị khoảng 300 tỷ đồng; và tiếp tục tìm kiếm cơ hội để đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực dịch vụ logistics ở các khu vực khác như miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Về cổ tức, năm 2023, Hải An trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%. Trong đó, Công ty dự kiến phát hành thêm hơn 15,8 triệu cổ phiếu, nâng lượng cổ phiếu lưu hành từ 105,5 triệu cổ phiếu, lên 121,34 triệu cổ phiếu và dự kiến triển khai trong năm 2024.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2023, Hải An đã thông qua kế hoạch cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 10% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu. Như vậy, sau năm 2023 kinh doanh lao dốc, Hải An đã quyết định không trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông và chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Về nhân sự, Hải An trình cổ đông miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Trần Tiến Dũng và miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát đối với ông Bùi Việt Phương. Ngược lại, Công ty dự kiến sẽ bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT và 1 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ 2023-2028. Mặc dù vậy, Hải An vẫn chưa công bố danh sách ứng cử viên cho vị trí thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát.
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH - sàn HoSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 26/4 tại Hải Phòng.
Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Công ty Hải An – MCK: HAH) được thành lập ngày 08/05/2009, có địa chỉ tại số 45 Triệu Việt Vương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội do ông Vũ Thanh Hải làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Mục tiêu ban đầu là xây dựng và khai thác cảng ở khu vực Hải Phòng.
Ngày 11/03/2015 Công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu là HAH.
Đến nay, Công ty đã thành lập được 9 công ty con và công ty liên kết tại Hải Phòng, Hà Nội, Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động trong các lĩnh vực: Khai tác cảng, vận tải biển, khai thác kho bãi, đại lý hàng hải, dịch vụ logistics… với lợi nhuận hàng năm đạt tăng trưởng liên tục từ năm 2010.
Minh An(t/h)
Tin mới
Tọa đàm xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Sáng 19/9, Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm trao đổi về xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).
Việt Nam và Vương quốc Anh tăng cường hợp tác về trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao
Việt Nam và Vương quốc Anh nhất trí tăng cường hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Việt Nam là nhà cung cấp gạo lớn thứ hai cho Indonesia
Theo số liệu mới do Cơ quan BPS công bố, từ tháng 1 đến tháng 8/2024, Indonesia đã nhập khẩu 3,05 triệu tấn gạo trị giá 1,91 tỷ USD. Con số này tăng hơn 121% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 1,5% vào tổng lượng nhập khẩu phi dầu khí của Indonesia.
Chứng khoán phiên sáng 19/9: Động lực từ Fed là chưa đủ
Phút hứng khởi trôi qua khá nhanh nhờ hiệu ứng từ việc Fed cắt giảm lãi suất. Giao dịch trở lại trạng thái thận trọng, giằng co với biên độ hẹp đã quay trở lại với thị trường.
Bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024
Sáng 19/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực tổ chức lễ bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc xin sởi
Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin sởi, nhằm cơ bản hoàn tất bao phủ cho trên 95% dân số cảm nhiễm trong tháng Chín để kiểm soát dịch bệnh.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9