Sản xuất tàu thủy công nghệ mới: Vướng mắc do đâu?
Trong quá khứ, “nghề” đóng tàu của Việt Nam đã đạt được uy tín nhất định. Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam và Quy hoạch phát triển công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 nhằm định hướng giúp ngành này phát triển. Vấn đề hiện nay là cơ chế quản lý giám sát chất lượng.
Ảnh minh họa
Còn "trầy trật" vì "vướng" đăng kiểm
Tại Hội thảo “Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cách mạng 4.0” diễn ra mới đây, ông Vũ Văn Đảo, Tổng giám đốc Công ty CP xây lắp dầu khí miền Nam (Alpha ECC) cho biết, DN của ông cảm thấy “trầy trật” khi sản xuất tàu công nghệ mới bằng vật liệu polypropylen copolym (PPC), đã mất đến 6 năm mà không thể phát triển.
Theo ông Đảo, việc không thể phát triển được chỉ vì tàu sản xuất theo công nghệ tiên tiến châu Âu và lần đầu tiên sản xuất tại Việt Nam. Vướng mắc lớn nhất khi tàu muốn xuống được nước phải có đăng kiểm, trong khi độc quyền về đăng kiểm hiện nay là rào cản lớn nhất trong phát triển tàu thuyền và giao thông thủy tại Việt Nam.
“Tôi đã kiến nghị rất nhiều lần với Chính phủ cũng như các bộ ngành nhưng chưa có kết quả”, ông Đảo bày tỏ.
Từ những năm 2015, ông Đảo đã nhiều lần phản biện với Bộ GTVT, đó là Bộ cần phải xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm. Các nước đều xã hội hóa đăng kiểm, DN cần là cơ quan đăng kiểm đến xử lý ngay. Còn ở Việt Nam, DN gọi thì cơ quan đăng kiểm nói không có quy chuẩn, tiêu chuẩn nên không thể đăng kiểm được vì con tàu này của DN “mới” quá.
Năm 2016, Cục đăng kiểm cùng với Bộ KHCN và các cơ quan khác bắt tay nhau xây dựng quy chuẩn. Đưa ra ý kiến góp ý, ông Đảo đã cho rằng, một công nghệ mới mới được phát minh ra thì nên “từ từ” xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tuy nhiên, các bộ ngành đã “nhanh tay” xây dựng và thông qua, trong đó có quy định giới hạn tàu không cho chở quá 12 người, bất kể tàu đó to hay nhỏ.
“Bức xúc trước quy định này, tôi đã đặt câu hỏi, một con tàu chở được nhiều hay ít phụ thuộc vào kích thước, quy định tàu to cũng chở bằng tàu nhỏ trên thực tế có ai đi đóng tàu như vậy hay không?”, ông Đảo nói.
Từ sự cứng nhắc này đã gây ra không ít khó khăn cho DN. Theo ông Đảo, cần có những chuyên gia phản biện được quan điểm đó đúng hay sai, không thể để bộ ngành tùy tiện đưa ra những quy chuẩn gây bất lợi cho DN.
Cục đăng kiểm giữ nguyên quan điểm?
Về tiêu chuẩn, quy chuẩn, trong luật đã quy định là phải tạo điều kiện cho DN sản xuất phát triển, chứ không phải cản trở sự phát triển của DN. Cụ thể, với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 95:2016/BGTVT về Phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu polypropylen copolyme (PPC), ông Đảo đánh giá là đang cản trở DN. Tiêu chuẩn là để áp dụng, quy chuẩn là giới hạn, nhưng việc một DN khoa học công nghệ làm ra một sản phẩm mới mà phải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn là rất phi lý.
Vì nếu đã đã có tiêu chuẩn, quy chuẩn thì làm sao phải làm ra cái mới. DN khoa học công nghệ luôn tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới, nếu áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn thì DN không thể sáng tạo.
“Rõ ràng đây là điều bất hợp lý nhưng Bộ KHCN chưa có được sức nặng để bảo vệ cho các thành viên của mình là các DN khoa học công nghệ phát triển”, ông Đảo nói.
Trước đó, cuối năm 2016, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 43/2016/TT-BGTVT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa bằng vật liệu PPC (polypropylene polystone copolyme), giới hạn chiều dài tối đa dưới 20 m, sức chở đến 12 người.
Sau khi ban hành, một số ý kiến cho rằng quy chuẩn này đã hạn chế đóng tàu cỡ lớn bằng vật liệu mới. Bộ GTVT khẳng định không cấm việc đóng tàu bằng vật liệu mới nói chung và vật liệu PPC nói riêng, nhưng phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.
Thực tế, các nước trên thế giới không sử dụng PPC để đóng tàu thương mại. Chỉ có một vài nước dùng vật liệu này đóng thuyền vui chơi giải trí hoặc công tác. Cục đăng kiểm Việt Nam đã cùng DN nghiên cứu, thử nghiệm vật liệu của 11 phương tiện thủy cỡ nhỏ và hai bến nổi đóng bằng PPC. Kết quả đánh giá cho thấy, PPC phù hợp để đóng phương tiện thủy nội địa có sức chở đến 12 người.
Phương tiện sức chở hơn 12 người thuộc nhóm phương tiện chở khách, tàu du lịch yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cao hơn rất nhiều. Vật liệu dùng để chế tạo cũng phải bảo đảm an toàn cao nhất, phòng ngừa các rủi ro dẫn đến tai nạn, sự cố. Vì thế, Cục đăng kiểm vẫn giữ quan điểm chưa có kết quả thử nghiệm về an toàn thì không được cấp phép đóng tàu chở khách cỡ lớn bằng vật liệu PPC.
Việt Anh
Tin mới
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
Công an TP. Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 10 và các lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ gần 2 tấn nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng do nước ngoài sản xuất.
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới