Sàn giao dịch bất động sản: Nguy cơ… thất nghiệp
Theo D
Theo Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi đang được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến, thay vì bắt buộc các chủ đầu tư phải giới thiệu và bán sản phẩm dự án qua sàn giao dịch theo quy định hiện hành thì tới đây, quy định này có thể bị xóa bỏ. Giới kinh doanh BĐS lo lắng, nếu chính sách này được thông qua thì hàng nghìn sàn giao dịch BĐS trên cả nước sẽ lâm vào “cửa tử”?
Ảnh minh họa
Sàn giao dịch sẽ hết thời?
Theo Luật Kinh doanh BĐS hiện hành, các giao dịch BĐS phải thực hiện qua sàn giao dịch để đảm bảo tính công khai, minh bạch và quyền lợi các bên. Song, có vẻ như quy định này không đem lại hiệu quả. Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi đang được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến, trước khi trình Chính phủ phê duyệt đã có sự thay đổi.
Cụ thể, thay vì bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS khi bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS phải thông qua sàn giao dịch BĐS, trong dự thảo luật sửa đổi, nội dung này đã được bãi bỏ. Thay vào đó, dự luật chỉ quy định Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch BĐS thông qua sàn giao dịch BĐS để bảo đảm công khai, minh bạch và quyền lợi của các bên. Đối với BĐS mà pháp luật chuyên ngành quy định chủ đầu tư trước khi chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho thuê mua phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì phải thực hiện theo quy định đó.
Lý giải về vấn đề này, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho hay, quy định mới này nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay. Luật hiện hành quy định việc bán, cho thuê BĐS phải thông qua sàn giao dịch, tuy giúp thị trường hoạt động công khai, minh bạch hơn, nhưng thực tế việc này đã làm tăng thêm thủ tục, thêm chi phí cho người mua, thuê nhà đất.
Thêm nữa, việc quy định giao dịch phải qua sàn chỉ có ý nghĩa khi thị trường BĐS sôi động như mấy năm trước; hiện nay, thị trường trầm lắng, chủ đầu tư khuyến mại, chào bán rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng mà vẫn không bán được hàng… Do vậy, việc bắt buộc giao dịch BĐS phải qua sàn là không còn phù hợp.
Những ý kiến trái chiều
Đồng tình với việc không cần sàn giao dịch, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam nhận định, hiện nay, nhiều sàn chủ yếu được các DN mở ra nhằm bán các sản phẩm của chính DN đó. Việc quy định giao dịch mua bán phải thông qua sàn đã vô tình tạo ra sự độc quyền cho các sàn theo kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Vì vậy, theo ông Liêm, thay vì mua bán BĐS qua sàn, người mua và người bán có thể tìm đến các văn phòng môi giới. Ở các văn phòng này, lợi ích người mua, người bán sẽ được đảm bảo.
Trong khi ông Vũ Kim Giang, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Thái Minh Quang cho rằng, việc bắt buộc giao dịch qua sàn đã tạo ra một tập quán tốt, nhiều khách hàng đã có thói quen giao dịch qua sàn mới yên tâm về mặt pháp lý, nhiều người dù có quy định hay không họ vẫn tìm đến những sàn làm ăn có uy tín. Các quy định pháp lý nếu thay đổi quá nhanh, sẽ tạo tác động không tốt với xã hội, gây khó khăn và thiệt thòi cho các sàn. Bên cạnh đó, nhiều sàn đã phải bỏ ra nhiều chi phí để thuê mặt bằng, đào tạo đội ngũ nhân viên. Nay không bắt buộc phải giao dịch qua sàn, nhiều DN môi giới lo lắng nguy cơ phải đóng cửa và mất số vốn lớn bỏ ra.
“Nếu Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi được thông qua, sẽ làm thay đổi rất lớn phương thức giao dịch BĐS và có thể hiểu đây là phương án nhằm nới lỏng quản lý việc kinh doanh BĐS”, ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Info - Ocean Group nêu chính kiến.
Theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS năm 2006, tất cả các giao dịch BĐS đều phải được thông qua sàn giao dịch BĐS. Các sàn BĐS phải niêm yết thông tin công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, không phải sàn BĐS nào cũng thực hiện nghiêm túc các quy định trên và bản thân sở xây dựng các địa phương không đủ lực để kiểm soát các sàn…
Ông Nam cho rằng, việc nới lỏng quy định giao dịch qua sàn trước mắt sẽ giảm thủ tục cho khách hàng và chủ đầu tư trong thời điểm hiện tại. Nhưng, nếu thả lỏng quản lý, rất có thể những nguy cơ gây mất minh bạch sẽ lại xuất hiện khi thị trường BĐS “sốt” lên.
Khánh Yên
Tin mới
Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê
Chiều 23/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công điện số 30 điện Chủ tịch UBND các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc phát lệnh báo động III trên sông Lèn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai
Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9 ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.
Chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa
Tính đến 15h ngày 23/9/2024, tình hình mưa lũ đã làm ảnh hưởng, gián đoạn cung cấp điện đến 4.262 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam
Lái xe vận chuyển hàng từ Việt Nam sang lào, khi về mua pháo mang về thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Với hành vi trên, Nguyễn Đức Tâm (trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị Tòa án nhân dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) tuyên phạt 24 tháng tù giam.
TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ
Sáng 23/9, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các phường, xã có đê và các phòng, ban, đơn vị của thành phố chủ động triển khai các phương sẵn sàng ứng phó với mực nước lũ đạt báo động II và vượt báo động II trên sông Mã.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững