Rừng Đắk Nông bị triệt phá: Trách nhiệm thuộc về ai?
Thời gian qua, tình trạng chặt phá và khai thác rừng bừa bãi - đang là một vấn nạn, diễn ra tại các tỉnh Tây Nguyên.
Tháng 6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho đóng cửa rừng nhằm bảo vệ và tránh tình trạng rừng bị tàn phá. Tuy nhiên, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, những cánh rừng vẫn ngày đêm bị… xẻ thịt.
Chứng kiến thực tế tại huyện Đắc Song (Đắc Nông), đập vào mắt chúng tôi là các cánh rừng bị triệt phá một cách không thương tiếc. Rừng vẫn bị tàn phá để làm nương rẫy và các mục đích khác. Đi vào sâu bên trong, người dân nơi đây vẫn thản nhiên trồng tiêu, điều, cà phê trên các cánh rừng bị đốn hạ, nhiều cây gốc vẫn còn cháy đen.
Việc rừng bị triệt hạ không thương tiếc, một phần trách nhiệm lớn thuộc về các cơ quan quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắc Nông và huyện Đắc Song. Nói người dân phá rừng mà lực lượng kiểm lâm không biết, thì đó là điều nực cười, bởi có những cánh rừng bị đốn hạ cách trạm gác của lực lượng kiểm lâm và liên ngành không xa! Đi ngoài đường, có thể nghe thấy tiếng cưa, xẻ gỗ dội vào tai… Bề ngoài, rừng vẫn rất bình yên, nhưng đó chỉ là vỏ bọc. Còn bên trong, hàng loạt cây bị một số người dân chặt phá, lấy đất làm nương rẫy, nhiều nơi cây còn đang ứa mủ vì mới bị chặt (!).
Trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Đắk Nông và huyện Đắk Song ở đâu, khi để tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài?
Người dân nơi đây vô cùng bức xúc trước cảnh “chảy máu” tài nguyên rừng, nhưng họ đành bó tay! Lực lượng kiểm lâm và liên ngành thiếu trách nhiệm dẫn đến rừng từng ngày mất đi. Có lẽ, bên trong đó, còn có nhiều vấn đề - có thể được xem là bất ổn! Bởi lẽ, rừng Đắk Song bị đốt phá - đã diễn ra từ lâu, chứ không chỉ ngày một ngày hai như những gì đang diễn ra. Nhiều ngọn đồi, cây non hay cây cổ thụ đều bị đốn sạch, nhường chỗ cho những vườn tiêu, cà phê trái phép!
Nhiều khu rừng bị tán phá một cách công khai; xe, phương tiện, máy móc được đưa vào rừng thường xuyên mà không gặp phải bất kỳ khó khăn, trở ngại gì? Bên cạnh đó, có điều khó hiểu ở chỗ, nhiều người dân vào rừng, chỉ cần chở vài khúc gỗ mục ra thì liền bị lực lượng kiểm lâm và liên ngành thu giữ, xử phạt, trong khi nhiều người khác phá rừng vẫn thản nhiên đưa đủ các loại phương tiện, máy móc, không thể nói lực lượng kiểm lâm không biết? Nhiều cánh rừng nằm cạnh ngay lối đi (hàng ngày, rất nhiều người qua lại) vẫn bị đốt phá - là điều không thể chấp nhận được! Không lẽ, việc bảo vệ rừng ở đây lại lạ kỳ tới mức “con voi chui lọt lỗ kim”?
Nhà nước luôn quan tâm và xử lý nghiêm minh đối với những sai phạm trong công tác bảo vệ rừng. Thế nhưng, việc rừng ở Đắk Song vẫn bị tàn phá ồ ạt, rõ ràng là đi ngược lại với quyết định và chỉ đạo của Chính phủ.
Thiết nghĩ, cần phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng tập thể và cá nhân; có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những người tiếp tay hoặc thờ ơ trong công tác bảo vệ rừng ở Đắk Song. Bởi một khi, tình trạng rừng bị tán phá diễn ra với tốc độ như hiện nay thì thời gian không lâu, những cánh rừng ở đây sẽ biến mất, không phải là chuyện lạ.
Danh Tạo
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường