Rác thải ùn ứ tại một số quận nội thành: Chủ tịch TP Hà Nội nói gì?
Thời điểm hiện tại, tại một số quận nội thành đang xuất hiện tình trạng rác thải ùn ứ, chưa được thu gom, vận chuyển...mà một trong những nguyên nhân là người dân quanh bãi rác Nam Sơn vẫn tập trung, dựng lều để chặn xe bởi bức xúc với các chính sách đền bù, di dời của thành phố.
Người dân rất khổ
Trả lời tại buổi tiếp xúc cử tri vào sáng cùng ngày, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung thẳng thắn thừa nhận người dân quanh Khu xử lý chất thải Nam Sơn rất khổ, nguyên nhân ban do nước rỉ rác ở các hồ chứa cạnh khu chôn lấp bốc mùi rất mất vệ sinh.
Người dân dựng lều chặn xe
Theo ông Chung, hệ thống xử lý rác thải của Hà Nội chủ yếu đang sử dụng phương pháp chôn lấp. Cứ 1 m3 rác thải thì sinh ra 1,3 m3 nước rỉ rác. Trong khi đó, tại khu vực nhà máy rác Nam Sơn có 3 hồ để chứa nước rỉ rác.
Người đứng đầu TP cũng cho biết thêm, trong thời gian tới, Hà Nội đang xây dựng và chuẩn bị đưa vào khai thác nhiều nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao theo tiêu chuẩn châu Âu.
Nhà máy điện rác Nam Sơn với công suất 4.000 tấn/ngày đêm, đưa tỷ lệ rác thải chôn lấp xuống dưới 5%. Khí thải từ các nhà máy này đảm bảo hoàn toàn không độc hại, được Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học Công nghệ kiểm định.
Nếu đưa vào hoạt động, thì đảm bảo không hại sức khỏe cho người dân vì bộ lọc khí thải rất hiện đại.
Vướng mắc đền bù
Liên quan đến việc người dân phản đối không cho xe rác đi vào nhà máy Nam Sơn, ông Chung cũng thẳng thắn thừa nhận do vướng mắc, hiện TP đã phân công một phó chủ tịch UBND và một phó bí thư Thành ủy trực tiếp lên đối thoại với người dân nhằm giải đáp thắc mắc và tháo gỡ khó khăn.
Nhà máy xử lý rác thải đang hoàn thành
Vấn đề di dời các hộ dân xung quanh được Chung nhắc đến những vướng mắc mà người dân chưa đồng tình.
"Vướng mắc thứ nhất là giá và đất nhà tái định cư đã được thành phố bố trí xong. Thứ hai là kinh phí cho việc tái định cư thành phố đã đảm bảo đủ. Vấn đề thứ 3, cũng là vướng mắc nhất hiện nay là hạn định nguồn gốc đất", ông Chung nói trước cử tri.
Theo chủ tịch Hà Nội, thành phố xác định nguồn gốc đất của người dân để đền bù theo các vùng là trong bán kính từ 0 m đến 1.000 m; từ 1.000 m trở lên và từ 1.200 m trở lên.
Tuy nhiên, hiện tại thành phố lại quy định lại, bồi thường cho nhà người dân trong bán kính 400 m, còn trên 400 m thì chỉ nhận được hỗ trợ.
Do các công trình, tài sản trên đất ở trên 400 m đang chỉ được nhận mức hỗ trợ thấp hơn nên người dân không đồng tình.
Cũng trong sáng nay, trao đổi với chúng tôi hầu hết người dân đang tập trung để phản đối xe rác đi vào Nam Sơn, họ đều mong muốn được đối thoại với cấp cao nhất về vấn đề đền bù thỏa đáng.
"Nhà tôi có 100 mét thổ cư, vài trăm mét liền kề. Nếu với mức thành phố đang đưa ra thì không thể đủ điều kiện để dời ra chỗ mới. Trong khi đó, cũng tại địa bàn xã này chỉ cách vài trăm mét đến chỗ tái định cư, người dân chúng tôi phải bỏ ra giá tầm 4 triệu đồng/m thì quá vô lý", một người dân chia sẻ.
Người dân rút lều, bạt từ 14h chiều nay 17/7
Cũng trong sáng 17/7, Phó Bí thư thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng; Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đồng Phước An… cùng một số lãnh đạo sở ngành liên quan đã có buổi đối thoại với người dân 3 xã ảnh hưởng bởi bãi rác Nam Sơn tại hội trường UBND huyện Sóc Sơn. Cuộc họp chủ yếu xoay quanh nội dung thời điểm đền bù và mức đền bù cho người dân trực tiếp bị ảnh hưởng.
Sau cam kết của lãnh đạo thành phố, người dân 3 xã đã đồng tình dỡ lán, rút khỏi đường di chuyển vào bãi rác Nam Sơn, cụ thể:
Gần 14h chiều 17/7, người dân 2 xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bắt đầu dỡ lều bạt, dời điểm chốt chặn trước lối vào Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn).
Đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, ngay sau khi người dân dỡ lều bạt, xe chở rác của công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đã tiếp tục vận chuyển rác đến Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. Dự kiến, đơn vị sẽ tăng ca, tăng xe để vận chuyển hết chỗ rác tồn đọng tại các điểm trung chuyển trong 2, 3 ngày tới.
Đăng Khôi
Tin mới
Phát hiện cơ sở nuôi 24 trẻ sơ sinh không phép tại TP. Hồ Chí Minh
Qua kiểm tra thực tế chùa Phật Bửu phát hiện tại đây đang nuôi dưỡng, chăm sóc 24 trẻ sơ sinh. Trong đó, có 16 trẻ sơ sinh trai và 8 bé gái.
Thái Nguyên: Tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc
Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 9/9, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên vận hành tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc với tổng lưu lượng xả dự kiến từ 60 đến 300 m3/s để chủ động ứng phó với mưa lũ, đồng thời hạ dần mực nước trong hồ đón lũ, tạo dung tích phòng lũ.
Quảng Ninh: Vỡ công trình thủy lợi Hà Thanh, 400 hộ dân chìm trong biển nước
Do mưa, phần đập đất vai trai của công trình thủy lợi Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bị vỡ khoảng 50m; nước từ công trình đã ảnh hưởng đến khoảng 400 hộ dân thuộc ba thôn: Hà Tràng Đông, Hà Tràng Tây, Nà Bắc.
Thái Nguyên: Lũ trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, hiện nay, trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy và Trạm thủy văn Chã, lũ đang lên chậm.
Sắp đấu giá lại 4 khu đất vàng từng có giá hơn 2,43 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Sở Y tế Hà Nội đã ban hành công văn gửi trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ...
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam